Quy trình tuyển dụng thầy thách thức
Nvidia được thành lập vào năm 1993 bởi ba nhà sáng lập Jensen Huang, Chris Malachowsky và Curtis Priem. Từ con số khiêm tốn 42 nhân viên năm 1996, Nvidia hiện đã vươn lên trở thành một tập đoàn toàn cầu với khoảng 30.000 nhân sự. Theo thống kê từ Statista, hơn 50% nhân viên của Nvidia tập trung tại Mỹ và chủ yếu đảm nhiệm vai trò nghiên cứu và phát triển (R&D). Trong khi đó, châu Á, đặc biệt là Ấn Độ, đảm nhận phần lớn vai trò kỹ thuật và vận hành.
Vào làm tại công ty số 1 thế giới là ước muốn của nhiều người |
Với giá trị vốn hóa lớn nhất trong ngành công nghiệp bán dẫn, Nvidia luôn đi đầu trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo (AI), robot, và điện toán hiệu năng cao (HPC). Những thành công này được xây dựng dựa trên sự đổi mới công nghệ liên tục và văn hóa làm việc hiệu quả.
Để trở thành một phần của Nvidia, ứng viên phải trải qua quy trình tuyển dụng gắt gao với nhiều vòng kiểm tra về kỹ thuật và khả năng tư duy. Quá trình này, kéo dài từ 3 đến 8 tuần, bao gồm:
Chuẩn bị hồ sơ: Ứng viên cần một CV chi tiết, nêu bật các kỹ năng, kinh nghiệm và thành tựu phù hợp với vị trí ứng tuyển.
Phỏng vấn sàng lọc: Đây là giai đoạn đánh giá kỹ năng và niềm đam mê của ứng viên đối với công việc.
Kiểm tra kỹ thuật trực tuyến: Ứng viên sẽ giải quyết các bài toán liên quan đến thuật toán và cấu trúc dữ liệu, được giám sát qua chia sẻ màn hình.
Phỏng vấn kỹ thuật tại chỗ: Đây là vòng quan trọng nhất, bao gồm 5-6 bài kiểm tra kéo dài 45 phút mỗi bài, tập trung vào các kỹ năng lập trình (C++, Python, Verilog) và kiến thức chuyên sâu về kiến trúc máy tính, hệ thống nhúng, và các công cụ như Linux, MATLAB.
Theo nền tảng Glassdoor, 60% ứng viên đánh giá trải nghiệm ứng tuyển tại Nvidia là tích cực, trong khi mức độ khó khăn được chấm 3,2/5 - nhỉnh hơn một chút so với các công ty công nghệ lớn khác.
Áp lực và văn hóa làm việc
Dù sở hữu quy trình tuyển dụng nghiêm ngặt, Nvidia còn nổi tiếng với văn hóa làm việc áp lực cao. Theo Bloomberg, các kỹ sư thường làm việc tới 7 ngày mỗi tuần, với giờ làm việc kéo dài đến tận 1-2 giờ sáng. Nhiều nhân viên thậm chí không có thời gian sử dụng các khoản thu nhập của mình do lịch làm việc dày đặc và cường độ công việc cao.
Tuy nhiên, Nvidia có một điểm khác biệt quan trọng: văn hóa không sa thải. Khi nhân viên không đáp ứng được kỳ vọng, công ty sẽ chuyển họ sang các vị trí hoặc nhóm phù hợp hơn thay vì cho thôi việc.
Dưới sự lãnh đạo của Jensen Huang, Nvidia luôn duy trì triết lý làm việc "thúc đẩy nhân viên trở nên xuất sắc". Jensen Huang từng chia sẻ rằng sự thành công của Nvidia được xây dựng dựa trên cam kết không ngừng nghỉ và khát khao vượt qua mọi giới hạn.
"Mọi việc nên như vậy. Nếu muốn đạt được điều phi thường, bạn không thể làm những việc dễ dàng," ông nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn.
NVIDIA thành lập trung tâm AI tại Việt Nam: Bước ngoặt cho công nghệ trong nước NVIDIA chính thức khai trương trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam vào ngày 5/12. Đây là bước đi chiến lược nhằm ... |
NVIDIA đẩy mạnh tuyển dụng các vị trí quản lý, kỹ sư tại Việt Nam Nvidia đang tìm kiếm kỹ sư và quản lý cấp cao tại Hà Nội và Bắc Ninh, đồng thời đẩy mạnh hoạt động phát triển ... |
Nvidia bị điều tra chống độc quyền tại Trung Quốc Nvidia bị Trung Quốc điều tra vi phạm chống độc quyền liên quan đến thương vụ Mellanox. Đây là bước leo thang trong căng thẳng ... |
Thu Thủy