Mỹ ‘bật đèn xanh’ cho Ukraine phản công vào các mục tiêu sâu bên trong lãnh thổ Nga

02/10/2024 - 20:38
(Bankviet.com) Ukraine không cần sự cho phép của Mỹ để tiến hành phản công vào các mục tiêu sâu bên trong lãnh thổ Nga, vì họ có thể sử dụng vũ khí do chính mình sản xuất.
Tổng tư lệnh Ukraine bị tố ‘trốn trong nhà’; ông Biden đang từ bỏ lời hứa Phương Tây đang tìm cớ để cắt viện trợ cho Ukraine; rộ tin Tổng tư lệnh Syrsky mất kiểm soát miền Đông Nga đang tiến công với tốc độ chưa từng thấy; phương Tây muốn Ukraine giảm leo thang xung đột

Tuyên bố trên được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller nói tại cuộc họp báo hôm 30/9 (giờ địa phương).

Ukraine là quốc gia có chủ quyền và có thể sử dụng vũ khí mà mình tự chế tạo, trong đó có rất nhiều vũ khí. Khi xem xét các vũ khí mà chúng tôi đã cung cấp, chúng tôi đã nói rõ Kiev có thể sử dụng chúng để tấn công lại các mục tiêu của Nga”, ông Miller nói.

Theo ông, Mỹ luôn xem xét liệu có thêm các công cụ nào mà mình có thể cung cấp cho Ukraine hay không.

Mỹ ‘bật đèn xanh’ cho Ukraine phản công vào các mục tiêu sâu bên trong lãnh thổ Nga
Mỹ ‘bật đèn xanh’ cho Ukraine phản công vào các mục tiêu sâu bên trong lãnh thổ Nga. Ảnh: National Guard

Tuy nhiên, khi được báo giới hỏi tại sao Mỹ vẫn duy trì hạn chế đối với các cuộc tấn công tầm xa sâu vào sâu lãnh thổ Nga bằng vũ khí do Mỹ cung cấp, người phát ngôn Bộ Ngoại giao giải thích, Mỹ cân nhắc mọi lựa chọn, chiến thuật và hỗ trợ chung cho Ukraine. Khi phê duyệt bất kỳ hệ thống vũ khí hoặc chiến thuật mới nào, Mỹ cần cân nhắc xem chúng sẽ ảnh hưởng như thế nào đến toàn bộ chiến trường và chiến lược chung của Ukraine.

Điều mà Mỹ sẽ tiếp tục đánh giá và nhắc lại rằng Tổng thống Biden đã công bố viện trợ quân sự bổ sung cho Ukraine trong chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Zelensky”, ông Miller lưu ý.

Phía Ukraine lập luận, việc cho phép bắn tên lửa vào sâu lãnh thổ Nga sẽ cắt đứt các tuyến tiếp tế của quân đội Nga, đồng thời phá hủy các máy bay ném bom lượn của Nga được sử dụng để tấn công lực lượng Ukraine ở tiền tuyến trước khi chúng kịp cất cánh.

Ông John Kirby, người phát ngôn an ninh quốc gia Nhà Trắng cho hay, sẽ không có thay đổi nào trong chính sách của Mỹ về việc sử dụng tên lửa tầm xa trên chiến trường Ukraine.

Tình báo Mỹ cho rằng, việc cho phép phóng các tên lửa do Mỹ sản xuất vào các mục tiêu của Nga có thể khiến Điện Kremlin thay đổi học thuyết hạt nhân, không loại trừ khả năng sử dụng đến bom nguyên tử. Đồng thời, động thái này có thể làm leo thang xung đột ở Ukraine, đặc biệt là ở Donbass, phía Đông Ukraine.

Trong khi đó, Tổng thống Putin tuyên bố, Ukraine không thể tấn công vào sâu bên trong lãnh thổ Nga nếu không có sự giúp đỡ của phương Tây vì Kiev cần dữ liệu trinh sát từ vệ tinh để thực hiện hành động như vậy.

Ông lưu ý, các quốc gia NATO hiện không chỉ tranh luận về khả năng Kiev sử dụng vũ khí tầm xa do phương Tây cung cấp mà về cơ bản, họ đang quyết định xem có nên trực tiếp tham gia cuộc xung đột Ukraine hay không.

Tổng thống Putin khẳng định, Moscow sẽ đưa ra quyết định thích đáng dựa trên các mối đe dọa có thể xảy ra với Nga.

Thanh Bình

Theo: Báo Công Thương