Ngày 10/2, Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp mức thuế 25% đối với tất cả các mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu vào Mỹ, bổ sung vào các mức thuế hiện có. Ông Trump cũng tiết lộ kế hoạch công bố các biện pháp thuế đáp trả đối với những quốc gia đánh thuế hàng nhập khẩu từ Mỹ vào ngày thứ Ba hoặc thứ Tư.
Động thái này nhằm siết chặt tình trạng lách thuế thông qua trung chuyển hàng hóa, khiến thép bán thành phẩm của Trung Quốc gia công tại các nước như Mexico hay Việt Nam trước khi xuất khẩu sang Mỹ có nguy cơ bị áp thuế.
Các nước bị ảnh hưởng nhiều nhất | Ảnh hưởng trên thị trường quốc tế |
Canada, Brazil, Mexico, Hàn Quốc, Việt Nam là các nhà cung cấp thép lớn nhất cho Mỹ. Canada cung cấp tới 79% lượng nhôm nhập khẩu của Mỹ. | Thông tin về thuế quan mới đã khiến cổ phiếu của các công ty thép và ô tô lớn tại Hàn Quốc sụt giảm. Tại TTCK Việt Nam, kết thúc phiên 10/2, các cổ phiếu thép lớn cũng giao dịch tiêu cực, điển hình là HPG giảm 4,7%, NKG giảm 3,6%, HSG giảm 4,6%. |
Những diễn biến này phản ánh mối lo ngại về một cuộc chiến thương mại leo thang, không chỉ giữa Mỹ và Trung Quốc mà còn ảnh hưởng đến các đối tác thương mại quan trọng như Việt Nam.
![]() |
Trong 7 tháng đầu năm 2024, Mỹ là thị trường xuất khẩu sắt thép lớn nhất của Việt Nam với 1,11 triệu tấn, tăng 89% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, với mức thuế mới, xuất khẩu thép sang Mỹ có thể gặp nhiều khó khăn.
![]() |
Theo cập nhật mới nhất, vào tháng 5/2024, Bộ Thương mại Mỹ đã ra quyết định sơ bộ áp thuế chống bán phá giá (AD) và thuế chống trợ cấp (CVD) đối với hai loại thép là thép cán nguội và thép cacbon chống ăn mòn (tôn mạ) từ Việt Nam. Mức thuế áp dụng tương tự như đã áp dụng với Trung Quốc năm 2016, cụ thể:
Đối với tôn mạ: thuế AD là 199,43% và thuế CVD là 39,05%.
Đối với thép cán nguội: thuế AD là 265.79% và thuế CVD là 256,44%. Quyết định này áp dụng cho các sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu thép cán nóng có xuất xứ từ Trung Quốc.
Mức thuế này tương tự mức đã áp dụng đối với Trung Quốc năm 2016 và nhắm vào các sản phẩm có nguyên liệu thép cán nóng xuất xứ từ Trung Quốc. Điều này đồng nghĩa với việc nhiều doanh nghiệp Việt Nam sử dụng nguyên liệu từ Trung Quốc sẽ chịu áp lực lớn hơn.
Tổng thống Donald Trump cũng tuyên bố có thể áp thuế quan đối ứng với các quốc gia đánh thuế hàng hóa Mỹ. Chính sách này nhằm thiết lập mức thuế tương đương giữa Mỹ và các đối tác thương mại. Đối với những quốc gia đã bị áp thuế cao như Canada và EU, tác động có thể không lớn, nhưng khu vực châu Á, bao gồm Việt Nam, có thể chịu ảnh hưởng nặng nề.
![]() |
Chứng khoán Guotai Junan (Việt Nam) nhận định:
Việc Mỹ áp thuế nhập khẩu thép có thể gây áp lực lên các doanh nghiệp thép Việt Nam, đặc biệt là những công ty có tỷ trọng xuất khẩu cao sang thị trường này như NKG và HSG. Trong khi đó, HPG sẽ chịu tác động ít hơn khi lượng xuất khẩu sang thị trường Mỹ chiếm tỉ trọng nhỏ. Mặt khác, nhìn ở bức tranh lớn hơn, thuế quan cao hơn giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ khiến các nhà sản xuất Trung Quốc tìm cách xuất khẩu lượng hàng dư thừa sang các nước khác. Trong khi đó, ngày càng có nhiều quốc gia áp dụng thuế quan, ví dụ như thuế đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị thấp, gây rủi ro cho hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.
Đồng minh của Mỹ tại châu Á cũng bị ảnh hưởng: Các quốc gia đồng minh truyền thống của Mỹ và những nước có chính sách "friend-shoring" tại châu Á cũng đối mặt với rủi ro bị áp thuế. Dù Thủ tướng Nhật Bản Ishiba đã đạt được kết quả tích cực trong chuyến thăm Mỹ, các chính sách khác vẫn có thể gây tác động tiêu cực.
Ví dụ, Australia, Hàn Quốc và Nhật Bản có thể bị ảnh hưởng bởi các biện pháp hạn chế liên quan đến hàng hóa cơ bản. Nếu Mỹ quyết tâm nhắm vào dòng thương mại được tái định tuyến từ ASEAN sang Trung Quốc, một số quốc gia trong khu vực có thể đối mặt với nguy cơ bị áp thuế. Điều này có thể dẫn đến các cuộc đàm phán để tìm kiếm miễn trừ. Các động thái gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump khi công bố áp thuế và ngay sau đó trì hoãn việc áp thuế với Canada và Mexico sau khi tìm được thỏa thuận củng cố nhận định trên.
Với Việt Nam, tác động của làn sóng trên là không tránh khỏi, tuy nhiên, Chứng khoán Guotai Junan kỳ vọng Chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ sớm tìm được tiếng nói chung để giảm thiểu tác động hoặc có thể hưởng lợi cách nào đó trong kịch bản tích cực.
![]() | Mỹ áp thuế thép, nhôm 25% ảnh hưởng thế nào tới các doanh nghiệp trong nước? Từ ngày 4/3, Mỹ sẽ áp thuế 25% đối với toàn bộ mặt hàng nhôm, thép nhập khẩu, theo sắc lệnh vừa được Tổng thống ... |
![]() | Nhôm, thép Việt Nam chịu tác động gì khi Mỹ áp thuế 25%? Tổng thống Mỹ đã ký sắc lệnh áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu, có hiệu lực từ ngày 4/3/2025. Quyết định ... |
![]() | Phía sau việc Mỹ và EU sốt sắng áp thuế 25% với thép Trung Quốc Cả Mỹ và EU đều cho rằng biện pháp thuế quan đối với thép Trung Quốc cần được áp dụng trong “thời gian ngắn nhất ... |
Anh Vũ