Khi xu hướng giao dịch trực tuyến tăng cao, yêu cầu về bảo mật thông tin cũng được người dùng quan tâm rõ rệt |
Theo thống kê của Liên minh chống lừa đảo toàn cầu (GASA), Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ lừa đảo qua mạng cao với 87.000 vụ lừa đảo được ghi nhận. Đại diện lãnh đạo A05 thuộc Bộ Công An cũng đưa ra dự báo về đối tượng mục tiêu chính của tội phạm lừa đảo trực tuyến là các ngân hàng và khách hàng khi sử dụng dịch vụ.
Trước xu thế hiện nay, người dùng hầu như chuyển dịch sang hình thức thanh toán không tiền mặt, chi tiêu chủ yếu thông qua ứng dụng ngân hàng số, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ… thì yêu cầu về việc bảo mật, an toàn cũng được các tổ chức tín dụng tại Việt Nam ưu tiên hàng đầu.
Tiên phong ứng dụng công nghệ số nhằm gia tăng trải nghiệm giao dịch trực tuyến linh hoạt, thuận tiện và an toàn. Ngân hàng Phương Đông (OCB) với nền tảng ngân hàng số OCB OMNI đã nhanh chóng triển khai nhiều phương thức xác thực an toàn và nhanh chóng dành nhằm bảo vệ quyền lợi và tài sản của khách hàng khi lựa chọn sử dụng dịch vụ của OCB, trong đó có phương thức xác thực bằng sinh trắc học (Biometric).
Với Biometric, sau khi cài đặt thành công hình ảnh khuôn mặt hoặc dấu vân tay chính chủ trên thiết bị di động thông minh qua ngân hàng số OCB OMNI, tất cả các giao dịch sẽ được xác thực chỉ trong vòng 1 giây. Không chỉ giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian giao dịch, tính năng này còn hạn chế tối đa việc rò rỉ thông tin, tránh nguy cơ gian lận, lừa đảo trực tuyến.
Khách hàng OCB có thể cài đặt xác thực sinh trắc học theo một trong hai cách: truy cập ngân hàng số OCB OMNI, chọn “Đăng nhập & Xác thực”, sau đó chọn “Xác thực sinh trắc học” để kích hoạt chế độ “Xác thực vân tay/ Khuôn mặt”, thực hiện “Xác thực SMS OTP” hoặc tại màn hình giao dịch thành công, người dùng có thể đăng ký bật tính năng “Xác thực sinh trắc học” khi nhấn vào banner “Xác thực sinh trắc học cho giao dịch dưới 5 triệu đồng", sau đó nhấn "Đăng ký ngay" để hoàn thành cài đặt.
Một phương thức xác thực tiện ích khác được OCB phát triển trong thong thời gian qua là định dạng QR động. Theo đó, các mã QR được xuất riêng theo mỗi hóa đơn thanh toán với thông tin về người nhận, hóa đơn hay giá trị giao dịch đều được điền tự động hóa, người dùng chỉ cần xác nhận thanh toán để hoàn thành giao dịch, từ đó hạn chế nguy cơ kẻ gian trục lợi đánh cắp thông tin cá nhân trong quá trình thực hiện giao dịch. Thông qua ngân hàng số OCB OMNI, khách hàng có thể thao tác giao dịch nhanh chóng với hạn mức tối đa 5 triệu VNĐ/ giao dịch và lên đến 20 triệu VNĐ/ ngày.
Định dạng QR sẽ tự động hóa các thông tin thanh toán theo từng giao dịch cụ thể |
“Những giải pháp trên là một trong những minh chứng rõ nét cho cam kết của OCB trong việc mang đến sản phẩm, dịch vụ tiện ích, nhanh chóng và an toàn dành cho khách hàng. Trong thời gian tới, ngân hàng sẽ tiếp tục nghiên cứu và sử dụng các giải pháp công nghệ như Big Data, Machine Learning, AI… vào trong một số quy trình để phục vụ cho việc thanh toán không tiền mặt, số hóa 100% các quy trình dịch vụ ngân hàng trực tuyến, từ đó tối ưu hóa trải nghiệm tiện ích và an toàn, chung tay giảm thiểu các rủi ro về lừa đảo, trục lợi thông tin, tài sản trên không gian mạng.” Đại diện lãnh đạo OCB chia sẻ.
Không phủ nhận sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số trong các hoạt động đã góp phần không nhỏ tạo nên sự gia tăng mạnh mẽ của các giao dịch ngân hàng trực tuyến trong thời gian gần đây. Tuy nhiên bên cạnh đó, tỉ lệ lừa đảo trực tuyến cũng bùng phát mạnh mẽ với nhiều thủ đoạn tinh vi, khó lường. Định hướng trong thời gian tới, Ngân Hàng Nhà Nước sẽ sửa đổi Quyết định 630, cho phép tổ chức tín dụng áp dụng xác thực sinh trắc học đối với giao dịch chuyển tiền liên ngân hàng với hạng mức xác định, song song đó hoàn thiện hành lang pháp lý về thanh toán không dùng tiền mặt, nhằm tăng cường an toàn bảo mật giao dịch và bảo vệ người dân khi tham gia giao dịch trên không gian mạng.
Ngọc Lan