Ngày này năm xưa 2/10: Ngày truyền thống ngành Địa chất Việt Nam; Bộ Công Thương quy định về an toàn điện Ngày này năm xưa 1/10: Ngày quốc tế người cao tuổi, Quốc khánh Trung Quốc |
Chuyên mục “Ngày này năm xưa” trên Báo Công Thương tổng hợp, giới thiệu những sự kiện trong nước và ngành Công Thương; sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các sự kiện quốc tế ngày 3/10.
Sự kiện trong nước và ngành Công Thương
Ngày 3/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành Sắc lệnh số 41 đưa Sở Thiên văn và Đài Thiên văn Phủ Liễn về trực thuộc Bộ Công chính và Giao thông với tên gọi Sở Khí tượng, đánh dấu sự kiện lịch sử đưa các cơ quan khí tượng về thuộc Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa, cho ra đời ngành Khí tượng thủy văn Việt Nam.
Trải qua chặng đường dài xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, ngành Khí tượng thủy văn đã không ngừng lớn mạnh và phát triển, bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ quan trắc, dự báo khí tượng, thủy văn phục vụ công tác chỉ đạo phòng, chống thiên tai nhằm phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng và bảo vệ sự bình an cho đời sống sinh hoạt của người dân.
Ngày 3/10/1994, Việt Nam đã phê chuẩn và tham gia Công ước số 14 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về Áp dụng nghỉ hàng tuần cho các cơ sở công nghiệp. Điều 2, Công ước số 14 ghi rõ: “Mọi công nhân viên làm các cơ sở công nghiệp, công cộng hay tư nhân, hoặc trong những chi nhánh của những cơ sở đó, phải được nghỉ tối thiểu 24 giờ trong mỗi kỳ 7 ngày”; “Chừng nào có thể, thời gian nghỉ đó phải được dành đồng thời cho tất cả công nhân viên trong mỗi cơ sở”.
Ngày 3/10/1996, Chính phủ ban hành Nghị định 59/CP về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước.
Ngày 3/10/2000, Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định 432/2000/QĐ-NHNN1 Quy định về nghiệp vụ huy động sử dụng vốn bằng vàng, bằng VNĐ bảo đảm giá trị theo giá vàng của tổ chức tín dụng.
Ngày 3/10/2005, Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 104/2005/QĐ-BNV về việc ban hành Quy chế cử cán bộ, công chức đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài bằng nguồn ngân sách nhà nước.
Ngày 3/10/2012, Ban Bí thư ban hành Quyết định số 139-QĐ/TW về việc thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Tiếp tục xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, trình Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa XI.
Ngày 3/10/2013, Chính phủ ban hành Nghị định 115/2013/NĐ-CP Quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính.
Ngày 3/10/2013, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 136/2013/TT-BTC về việc hướng dẫn hoạt động kinh doanh xổ số tự chọn số điện toán.
Thông tư 22/2016/TT-BCT áp dụng đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia các hoạt động có liên quan đến xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN |
Ngày 3/10/2014, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 8885/QĐ-BCT về việc chỉ định tổ chức thử nghiệm phân bón vô cơ. Cụ thể, chỉ định Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 2 (địa chỉ số 31 Ngũ Hành Sơn, quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng) thực hiện việc thử nghiệm phân bón vô cơ. Danh mục các phép thử được công nhận đối với phân bón vô cơ được quy định tại Phụ lục kèm theo Quyết định số 259.2012/QĐ-VPCNCL ngày 20/9/2012, của Văn phòng công nhận chất lượng.
Ngày 3/10/2016, Bộ Công Thương ban hành Thông tư 22/2016/TT-BCT về việc thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (sau đây gọi tắt là Hiệp định ATIGA). Về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng, thông tư này quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia các hoạt động có liên quan đến xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định ATIGA.
Về quy tắc xuất xứ ban hành kèm theo Thông tư 22/2016/TT-BCT là các Phụ lục, để hướng dẫn thực hiện quy tắc xuất xứ và thủ tục cấp và kiểm tra C/O trong Hiệp định ATIGA.
Ngày 3/10/2016, Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư số 25/2016/TT-BGTVT về việc sửa đổi, bổ sung định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo trì đường thủy nội địa ban hành kèm theo Thông tư số 64/2014/TT-BGTVT ngày 10/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Ngày 3/10/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1299/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án "Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 - 2025".
Ngày 3/10/2019, tại Quyết định số 1270/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai.
Ngày 3/10/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1499/QĐ-TTg về việc phê duyệt biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước và biên chế của các Hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước năm 2021.
Ngày 3/10/2020, Chính phủ ban hành Nghị quyết 141/NQ-CP về việc báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện Nghị quyết số 24/2016/QH14 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020.
Ngày 3/10/2022, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 60/2022/TT-BTC Quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính.
Sự kiện quốc tế
Ngày 3/10/1895, là ngày sinh Xergây Alecxandrôvích Exenhin, nhà thơ nổi tiếng nước Nga. Ông có các tập thơ Rađunixa, Matxcơva quán rượu và các trường ca như: Xứ sở bọn vô lại, Khúc hát về cuộc hành quân vĩ đại, Hai mươi sáu, Con người da đen, Anna Xnêghina.
Nhà thơ, nhà tiểu thuyết Pháp Louis Aragon. (Ảnh: wikipedia.org) |
Ngày 3/10/1897, là ngày sinh của nhà thơ, nhà tiểu thuyết nổi tiếng nước Pháp Luois Argon. Các tác phẩm nổi tiếng của ông về tiểu thuyết có Những khu phố đẹp, những hành khách trên xe, Những người Cộng sản, Tuần lễ thánh và về thơ gồm tác phẩm Nát lòng, Đôi mắt Enxa…
Ngày 3/10/1945, Liên hiệp Công đoàn thế giới (WFTU) được thành lập với mục đích: Hướng đến việc xác lập trật tự thế giới, trong đó loại bỏ bất bình đẳng về xã hội và mọi hình thức bóc lột con người.
Liên hiệp Công đoàn thế giới đã tham gia hoạt động trong một số tổ chức của Liên hợp quốc như: Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa (UNESCO), Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO)…
Sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ngày 3/10/1922, Nguyễn Ái Quốc dự họp Ban biên tập báo “Le Paria” (Người Cùng Khổ) kiểm điểm tình hình tài chính đang gặp khó khăn và phân công việc trực ban để tiếp bạn đọc, số đông là người dân thuộc địa.
Ngày 3/10/1923, tại Mát-xcơ-va, Nguyễn Ái Quốc gặp Tưởng Giới Thạch và Trương Thái Lôi, đại diện cho Trung Hoa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc đang hợp tác chống Nhật cùng dẫn đầu đoàn đại biểu Trung Quốc sang Liên Xô làm việc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với học sinh Trường Nghệ thuật Sân khấu Trung ương, Hà Nội vào năm 1961. (Ảnh: hochiminh.vn) |
Ngày 3/10/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh tới thăm các lớp bổ túc văn hóa tại hai trường Trần Nhật Duật và Yên Thành (Hà Nội). Người thăm hỏi tình hình học tập của học sinh và nhắc nhở anh chị em giáo viên phải thường xuyên trao đổi kinh nghiệm giảng dạy để nâng cao chất lượng bài giảng và căn dặn cán bộ lãnh đạo nhà trường phải năng đi sát các lớp học để giúp cho việc dạy và học ngày một tốt hơn.
Năm 1945, ngay sau khi Việt Nam giành độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra những nhiệm vụ cấp bách hàng đầu, trong đó có việc diệt giặc dốt. Người đặt việc diệt giặc dốt ở vị trí quan trọng thứ hai, sau giặc đói. Đó là bởi khi đói thì con người không thể làm việc được, nhưng khi có cái ăn cái mặc rồi mà dốt thì cũng sẽ chẳng làm được việc gì hiệu quả. Diệt giặc ngoại xâm là một nhiệm vụ quan trọng, nhưng đánh giặc cũng phải có kiến thức. Do vậy, ngay từ buổi sơ khai thành lập nước, Người đã luôn coi trọng và đặc biệt nhấn mạnh công tác giáo dục.
Ngày 3/10/1960, Báo Nhân dân đăng bài viết “Một thắng lợi vẻ vang” của Chủ tịch Hồ Chí Minh bút danh T.L, trong đó Người nêu “Về mặt văn hóa, thì dù ai mù quáng đến mấy cũng phải thấy rằng chế độ xã hội chủ nghĩa của ta thắng lợi vẻ vang. Chúng ta có quyền tự hào, nhưng chúng ta không được tự mãn”.
Khôi Nguyên