Cụ thể, bà Đỗ Thị Nguyệt, chị gái của ông Đỗ Duy Thái - Chủ tịch HĐQT Thép Pomina đăng ký bán ra 3,5 triệu cổ phiếu POM từ ngày 22/11 - 20/12 theo phương thức thoả thuận và khớp lệnh. Nếu bán hết số cổ phiếu trên, bà Nguyệt sẽ giảm sở hữu tại POM từ gần 4,6 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 1,64%) xuống còn gần 1,1 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 0,39%).
Chiếu theo giá đóng cửa phiên 17/11 là 4.890 đồng/cp, bà Nguyệt có thể thu về hơn 17 tỷ đồng từ số cổ phiếu POM.
Trước đó, em gái ông Thái là bà Đỗ Nhung cũng đăng ký bán toàn bộ hơn 6,57 triệu cổ phiếu POM, chiếm tỷ lệ 2,35% sau nhiều lần đăng ký thoái vốn bất thành do không đạt được giá kỳ vọng. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 15/11 - 14/12, theo phương thức giao dịch thỏa thuận và khớp lệnh trên sàn. Ước tính tổng giá trị giao dịch này khoảng 32 tỷ đồng.
Như vậy tổng cộng, bà Nguyệt và bà Nhung muốn bán ra hơn 10 triệu cổ phiếu. Hiện cá nhân ông Thái nắm giữ 869.400 cổ phiếu POM, tương đương tỷ lệ 0,31%.
Động thái ồ ạt đăng ký bán lượng lớn cổ phiếu POM của người nhà Chủ tịch HĐQT Thép Pomina diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu POM bị đưa vào diện bị cảnh báo và kiểm soát. Cụ thể, ngày 3/10 Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM quyết định chuyển cổ phiếu POM từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát từ 10/10/2023 do Pomina chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên 2023 quá 30 ngày theo quy định. Cổ phiếu POM đồng thời được theo dõi ở diện bị cảnh báo theo quyết định trước đó do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2022 trên báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2022 là âm 444 tỷ đồng. Một nguyên nhân khác khiến POM bị theo dõi ở diện cảnh báo là Pomina chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 và chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán trong 2 năm liên tiếp.
Liên quan sự việc, Thép Pomina lên tiếng giải trình biện pháp khắc phục hậu quả. Theo đó, Công ty cho rằng 2 năm qua, do dịch bệnh nên ảnh hưởng đến việc thu thập thư xác nhận từ nhà thầu Trung Quốc và tiếp theo năm sau là thu thập các bằng chứng cho giả định hoạt động liên tục từ ý kiến bằng văn bản chính thức với các ngân hàng.
Pomina cho rằng tại văn bản đề ngày 24/4/2023 công ty đã cam kết sẽ thực hiện công bố báo cáo tài chính đúng hạn và chuẩn bị các phương án để đảm bảo tiến độ cho các báo cáo tài chính năm sau như việc xác nhận công nợ nhà cung cấp nước ngoài; chuẩn bị các phương án khả thi về cân đối dòng tiền cho giả định hoạt động liên tục cùng các bằng chứng chắc chắn cho giả định này để khắc phục tình trạng âm vốn chủ sở hữu; tích cực làm việc với ngân hàng để thu thập ý kiến và xác nhận về việc tiếp tục đồng hành và hỗ trợ công ty, tiếp tục duy trì giới hạn tín dụng.
Bên cạnh đó, kết quả kinh doanh bết bát trong 9 tháng đầu năm của Thép Pomina với khoản lỗ ròng 647 tỷ đồng, so với cùng kỳ lỗ 708 tỷ đồng, doanh thu 9 tháng 2023 sụt gần 74%, về còn 2.948 tỷ đồng.
Ngành thép cơ bản đã "thoát đáy" và đang chờ cú hích để đi lên Theo các công ty chứng khoán, ngành vật liệu xây dựng nói chung và ngành thép nói riêng cơ bản đã "thoát đáy" và đang ... |
Thép Pomina chào bán hơn 70 triệu cổ phiếu để khắc phục các khoản nợ phải trả, đối tác Nhật Bản tham gia mua cổ phần Công ty CP Thép Pomina (HOSE: POM) thông qua kế hoạch chào bán hơn 70 triệu cổ phiếu để trả các khoản nợ cho ngân ... |
Thép Pomina (POM): Kinh doanh thua lỗ, em gái Chủ tịch quyết thoái sạch vốn Sau 2 lần thoái vốn bất thành, bà Do Nhung, em gái ông Đỗ Duy Thái - Chủ tịch HĐQT của Công ty CP Thép ... |
Khánh Vân