Ứng dụng Clingme- “Quân sư tiêu dùng thông minh” giúp mua sắm thuận tiện Cẩn thận với các ứng dụng “mua sắm hoàn tiền” |
Những khoảng thời gian rảnh trong ngày, Minh có thói quen vào các ứng dụng mua sắm để chơi game. "Chỉ bỏ ra vài phút mỗi lần chơi nhưng đôi khi tôi may mắn trúng voucher cả trăm nghìn. Còn thông thường, khi hoàn thành nhiệm vụ, tôi cũng được thưởng một lượng xu nhất định, có thể đổi thành tiền, trừ trực tiếp khi mua sản phẩm", Minh chia sẻ.
Nhật Minh thường chơi game trên ứng dụng Lazada,vừa đáp ứng nhu cầu giải trí, vừa có thể tích lũy xu hay voucher ưu đãi khi mua sắm |
Thói quen chơi game tương tác này được Minh duy trì từ khi dịch Covid-19 xảy ra. Phần vì có nhiều thời gian ở nhà, phần vì thường xuyên đặt hàng online, nên anh hay khám phá các tính năng trên ứng dụng mua sắm. Thậm chí, anh còn tham gia nhiều hội nhóm chia sẻ kinh nghiệm mua sắm online, quan tâm đến các chủ đề về cách chơi game tương tác để tăng cơ hội trúng trưởng, game nào có nhiều quà tặng giá trị...
Ngọc Mai (25 tuổi) nhân viên văn phòng tại quận 1, TP. HCM cũng tham gia hầu hết các trò chơi tương tác trên sàn thương mại điện tử. Chị thừa nhận, bản thân bị cuốn hút bởi tính giải trí của game. "Mỗi khi căng thẳng, tôi đều chơi game để giải tỏa. Việc chơi game trên ứng dụng mua sắm đối với tôi rất tiện và nhiều lợi ích - vừa giải trí lại còn được tích xu, thu thập mã giảm giá tiết kiệm chi tiêu khi mua sắm", Mai nói.
Trò chơi điện tử ứng dụng hóa (gamification) là một phần trong mô hình mua sắm kết hợp giải trí - shoppertainment được các sàn thương mại điện tử tích cực triển khai những năm gần đây. Chương trình nhằm gia tăng sự gắn kết của thương hiệu với người dùng. Theo Growth Engineering, thị trường gamification toàn cầu được dự đoán sẽ tăng từ 9,1 tỷ USD vào năm 2020 lên 30,7 tỷ USD vào năm 2025, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 27,4%. Ngành bán lẻ là ngành áp dụng các giải pháp game hóa nhiều nhất, chiếm 28,6% thị phần.
Trào lưu ứng dụng game vào kinh doanh ngành bán lẻ khởi nguồn từ Trung Quốc và bùng nổ khi có sự tham gia của nhiều ông lớn như Alibaba và Taobao. Tại Việt Nam, hầu hết các sàn thương mại điện tử đều đã triển khai gamification. Không nằm ngoài xu thế đó, những năm qua, Lazada đã ra mắt nhiều tựa game như: LazLand, Game Lucky Egg Lazada, Gogo Match... mới đây là Merge Boss.
Đại diện Lazada Việt Nam cho biết, có cách chơi đơn giản và quen thuộc nhưng Merge Boss vẫn thu hút nhiều đông đảo người chơi nhờ vào những thử thách thú vị và các phần thưởng để tạo sự mới mẻ. Theo đó, người chơi đóng vai nhà bán hàng để tiếp nhận nhiệm vụ là các đơn hàng, khai thác nguồn vốn từ kho năng lượng mỗi ngày để tìm kiếm hoặc tạo ra các nguồn hàng cung cấp sản phẩm cho mình.
Từ nguồn vốn trên thanh năng lượng, các nhà bán hàng phải tìm kiếm/ tạo ra các sản phẩm để đáp ứng các đơn hàng nhiệm vụ của mình. Ảnh: Lazada Việt Nam |
Trò chơi sẽ thường xuyên được nâng cấp, chỉnh sửa bổ sung những chức năng mới. Đặc biệt, Lazada đã thiết kế mô hình xoay vòng - số tiền bán hàng thu về sẽ được các nhà bán tái đầu tư để mua thêm nội thất cho các cửa hàng, từ đó, người chơi tiếp tục nhận được năng lượng - nguồn vốn để kinh doanh.
"Mô hình xoay vòng này là yếu tố quan trọng để lôi cuốn người chơi quay lại ứng dụng và không cảm thấy nhàm chán. Bên cạnh đó, Merge Boss không đòi hỏi người chơi phải bỏ tiền thật để mua năng lượng hay các item trong game. Người dùng chỉ cần chơi mỗi ngày và chờ để hồi lại năng lượng là lại có thể tiếp tục tham gia", đại diện sàn thương mại điện tử này nói thêm.
Không đơn thuần là giải trí, game Merge Boss còn giúp người dùng có tiền săn sale nhờ tính năng tích lũy xu (LazCoins). Cụ thể, người chơi dùng chính lượng xu tích được khi chơi game để trừ trực tiếp vào giá trị đơn hàng khi mua sắm trên Lazada. Trong lễ hội mua sắm "Sale bom tấn 11.11", Merge Boss còn có các đơn hàng đặc biệt, giúp người chơi không chỉ nhận được tiền, mà còn có vé vàng với nhiều ưu đãi. Theo đó, khi hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu, người chơi sẽ nhận được vé vàng để đổi quà tại mục "Nhận Samsung" với cơ hội trúng Samsung Galaxy Z Flip5, voucher 400.000 đồng hoặc 1.111 và 111.111 xu. Mỗi ngày, người chơi chỉ được đổi quà một lần bằng một vé vàng.
Ngoài ra, người dùng có thể thu thập tới 117.000 xu, tương đương việc khấu trừ trực tiếp 117.000 đồng khi thanh toán đơn hàng bằng việc truy cập Lazada mỗi ngày tại tính năng “Điểm danh mỗi ngày” trong trang “Săn Xu”. Đối với khách hàng mới, tham gia “Điểm danh mỗi ngày” liên tục từ ngày 1/11 đến 13/11 có thể thu thập tới 130.000 xu, tương đương 130.000 đồng.
"Khách hàng sẽ có cảm giác bị cuốn vào thế giới trò chơi và phần thưởng LazCoins, khiến họ tích cực tham gia trong suốt hành trình mua sắm. Mức độ tương tác tăng vọt này không chỉ dẫn đến việc khám phá các sản phẩm mới trên Lazada mà còn là động lực thúc đẩy tỷ lệ giữ chân trong 7 ngày đạt gần 100% trên sàn", đại diện Lazada chia sẻ.
Theo khảo sát của Tập đoàn Lazada trên toàn Đông Nam Á, mỗi ngày, cứ ba người thì có một người tích cực tận dụng xu để tối đa hóa khoản tiết kiệm khi đặt hàng. Doanh nghiệp này cho biết, sẽ tiếp tục gia tăng lợi ích cho người dùng thông qua triển khai các trò chơi, chương trình tương tác mới để vừa đáp ứng nhu cầu giải trí vừa mang đến quyền lợi trực tiếp cho khách hàng.
Thu Viên