Thị trường chứng khoán phiên 17/7 chứng kiến VN-Index lao dốc ngay từ đầu phiên với áp lực cung liên tục gia tăng và đỉnh điểm cuối phiên giao dịch ngày hôm nay. Bất chấp việc giữ nhịp từ nhóm cổ phiếu Ngân hàng khi có những diễn biến tăng trần thì áp lực cung vẫn liên tục gia tăng và nhấn chìm thị trường. Nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ chịu áp lực bán kịch biên độ khi lực cầu không kịp đối ứng. Trạng thái tâm lý của thị trường chung được chúng tôi đánh giá là hoảng loạn và thị trường sẽ cần thêm thời gian để thử thách các vùng hỗ trợ dưới.
Kết phiên, VN-Index giảm 12,52 điểm về mốc 1.268,66 điểm, HNX-Index giảm 4,01 điểm đạt mốc 240,90 điểm. Độ rộng VN-Index nghiêng về sắc đỏ với 369 mã giảm và 109 mã tăng. Tương tự trong rổ VN30 với 9 mã tăng, 17 mã giảm và 4 mã tham chiếu. Khối ngoại mua ròng 540 tỷ đồng trên sàn HOSE tập trung vào các mã MWG (163 tỷ đồng), FPT (162 tỷ đồng), VCB (136 tỷ đồng). Ở chiều ngược lại, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng lớn nhất các mã MSN (-105 tỷ đồng), VHM (-45 tỷ đồng), VND (-41 tỷ đồng).
Tiếp tục quán tính giảm xuống vùng 1.250 – 1.255
Chứng khoán BIDV (BSC)
VN-Index giao dịch trong ngưỡng 1.275 – 1.290 trước khi giảm mạnh vào cuối phiên xuống ngưỡng 1.255. Sau đó, chỉ số tăng trở lại và đóng cửa tại mốc 1.268,66, giảm hơn 12 điểm so với phiên hôm qua. Độ rộng thị trường nghiêng về phía tiêu cực với 17/18 ngành giảm điểm, trong đó ngành Hóa chất dẫn đầu đà giảm, theo sau là ngành Dầu khí,… Ở chiều ngược lại, ngành Ngân hàng là ngành duy nhất giữ được sắc xanh và đóng vai trò trụ đỡ cho thị trường.
Về giao dịch của khối ngoại, hôm nay khối này mua ròng trên cả hai sàn HSX và HNX. Lực cầu bắt đáy tại ngưỡng 1.255 giúp chỉ số không giảm sâu hơn. Tuy nhiên, thanh khoản trong phiên giao dịch hôm nay tăng đột biến, chỉ số có thể tiếp tục quán tính giảm xuống vùng 1.250 – 1.255.
Vùng mua kỳ vọng là ngưỡng 1.255-1.265 điểm
Chứng khoán Asean
Thị trường phản ứng tiêu cực cuối phiên với áp lực cung lớn gia tăng vào cuối phiên tập trung vào nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ. Tuy nhiên, nhóm Ngân hàng nói riêng và chỉ số VN30 vẫn đóng cửa nhờ lực cầu của khối Ngoại giúp cho chỉ số vẫn được duy trì và phản ứng “rút chân”.
Chúng tôi cho rằng nhịp diễn biến điều chỉnh này là phù hợp khi mặt bằng định giá chung đã tăng nhanh trong tháng, do đó, nhà đầu tư có thể mở mua thăm dò với tỷ trọng vừa phải ở các cơ hội cổ phiếu đã chiết khấu và có kỳ vọng về KQKD Quý 2 tích cực nhưng chưa có diễn biến tăng trong quý với vùng mua kỳ vọng là ngưỡng 1.255-1.265 điểm.
Trong thế tích lũy trung lập
Chứng khoán DSC
Áp lực bán mạnh xuất hiện trong phiên chiều. Điểm trừ rất lớn đến từ độ rộng thị trường mất cân bằng; ngoài nhóm Ngân hàng, toàn bộ thị trường bị áp lực bán kịch biên độ. Chỉ số chung có phản ứng rút chân mạnh từ Ma50 khá tốt, giữ vững trạng thái trung hạn không bị nguy hiểm.
Chúng tôi cho rằng phiên hôm nay là phiên đạp có phần vô lý, thị trường có thể hồi phục trở lại sau đó. Tuy vậy, khả năng cao phiên đáo hạn phái sinh ngày mai và phiên cuối tuần sẽ trong thế tích lũy trung lập. Chỉ báo MACD cắt xuống đường Signal, nhưng vẫn trên ngưỡng 0 điểm. RSI tiến vào vùng tiêu cực, 45 điểm.
Quán tính điều chỉnh vẫn có thể tiếp diễn
Chứng khoán Kiến Thiết (CSI)
Trái ngược hoàn toàn với diễn biến thị trường Mỹ đêm qua, chứng trường Việt có một phiên giảm điểm khá sâu, mạnh và đầy bất ngờ. Mở cửa tăng tốt nhờ hiệu ứng tâm lý khi nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường là Ngân hàng (+1,09%) đồng loạt bứt phá, nhưng áp lực bán đột ngột gia tăng ở nhóm BĐS Dân cư (-2,39%), BĐS KCN (-4,56%)… rồi lan tỏa ra tất cả các nhóm ngành còn lại khiến VN-Index đóng cửa giảm sâu với thanh khoản bùng nổ vượt mức trung bình 20 phiên (+81,5%).
Điểm tích cực là dù giảm sâu nhưng VN-Index chưa khoan thủng ngưỡng hỗ trợ 1.255 - 1.258 điểm nên theo quan điểm của chúng tôi thì xu hướng giảm điểm vẫn chưa được xác nhận. Nhưng dù sao với áp lực bán tăng mạnh trong phiên hôm nay, thì quán tính điều chỉnh vẫn có thể tiếp diễn trong các phiên tới để test lại ngưỡng hỗ trợ trên thêm lần nữa. Vì vậy, chúng tôi duy trì quan điểm nắm giữ danh mục đã mua trong những phiên gần đây, hạn chế việc mua bình quân giá xuống, kiên nhẫn chờ vị thế mua trước đó có lợi nhuận mới gia tăng thêm tỷ trọng.
Tiếp tục chịu sự rung lắc
Chứng khoán An Bình (ABS)
Xét về xu hướng chung, VN-Index đang ở trong nhịp điều chỉnh rũ bỏ với khối lượng khiêm tốn, trong đó thời điểm này khá nhạy cảm khi số liệu về KQKD Q2/2024 đang được công bố liên tục khiến tâm lý thị trường nghiêng về phía đề phòng. Lực mua chủ động giảm và lực bán của khối ngoại tiếp tục đè điểm chỉ số. Do đó VN-Index tiếp tục chịu sự rung lắc khi vận động quanh vùng đỉnh cũ 1.28x để kiểm định lực cung trước khi xuất hiện xu hướng mới. Đây cũng là vùng kháng cự cứng cần sự đồng thuận của cả thị trường mới có thể chinh phục mạnh mẽ. Mốc hỗ trợ động của VN-Index tại 1.242 điểm.
Dòng tiền chủ động dè chừng khiến VN-Index gặp rung lắc tại vùng đỉnh cũ 1.28x điểm. Tại đây, chỉ số vận động biên độ hẹp với mức giảm điểm không đáng kể, thanh khoản giảm dần. VN-Index tiếp tục test lực cung trước khi hướng tới xu hướng mới. Cửa sáng sẽ rộng mở nếu thị trường test điểm số với lực cung cạn kiệt.
Mặc dù thị trường vận động giằng co tuy nhiên vẫn xuất hiện một số cổ phiếu có nền tảng tốt, tích lũy tích cực và ước đạt KQKD Q2/2024 tăng trưởng so với cùng kỳ. Nhà đầu tư ngắn hạn có thể lựa chọn lọc cổ phiếu để trading tại vùng giá hợp lý, tránh tâm lý Fomo khi thị trường tăng nóng. Quản trị rủi ro và kê mức chặn lãi để bảo toàn thành quả.
Nóng cuộc đua tăng vốn, Chứng khoán VIX sắp chen chân vào top đầu Ngày 15/7, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã cấp giấy chứng nhận đăng ký phát hành và chào bán 789,9 triệu cổ phiếu ra ... |
Bank xanh ngắt, thị trường chứng khoán vẫn gây bất ngờ cuối phiên Thị trường chứng khoán phiên 17/7 chứng kiến cổ phiếu ngân hàng ngập tràn sắc xanh, gần như không có mã nào giảm điểm, thế ... |
Khối ngoại "quay xe" mua ròng hơn 600 tỷ đồng trong phiên VN-Index "rơi" điểm VN-Index giảm giảm 12,52 điểm và mất mốc 1.270 điểm trong phiên 17/7. Khối ngoại bất ngờ mua ròng trở lại hơn 600 tỷ đồng ... |
Nguyên Nam