Phát triển du lịch trang trại, hướng đi mới kết hợp nông nghiệp và giải trí

25/09/2024 - 01:33
(Bankviet.com) Với mong muốn hỗ trợ các nông hộ, doanh nghiệp, Toạ đàm Phát triển du lịch trang trại – Những vấn đề pháp lý liên quan vừa được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh.
Công nghiệp bán dẫn là ngành ưu tiên thu hút đầu tư của TP. Hồ Chí Minh TP. Hồ Chí Minh: Chuyển đổi công nghiệp để phát triển bền vững TP. Hồ Chí Minh thúc đẩy phát triển logistics bền vững, tạo động lực cho tăng trưởng xanh

Sáng ngày 24/9 tại TP. Hồ Chí Minh, Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại phối hợp với Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn tổ chức Toạ đàm “Phát triển du lịch trang trại – Những vấn đề pháp lý liên quan”, với sự tham gia của đại diện các đơn vị Sở, ngành, hiệp hội, doanh nghiệp và các diễn giả.

Phát triển du lịch trang trại, hướng đi mới kết hợp nông nghiệp và giải trí
Quang cảnh buổi Toạ đàm (Ảnh: Nhật Nam)

Phát biểu khai mạc Toạ đàm, TS. Hồ Minh Sơn, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại cho biết, đây là một sự kiện quan trọng trong chuỗi sự kiện toạ đàm, tuyên truyền chuyên đề về đề tài nông nghiệp, trang trại và du lịch tại nhiều địa phương như: Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Bến Tre, Cần Thơ, An Giang và một số tỉnh thành phố khác.

Phát triển du lịch trang trại, hướng đi mới kết hợp nông nghiệp và giải trí
TS. Hồ Minh Sơn, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại phát biểu khai mạc Toạ đàm. (Ảnh: Nhật Nam)

Theo TS. Hồ Minh Sơn, du lịch nông nghiệp, trang trại là mô hình được nhiều nước trên thế giới thực hiện. Mô hình này giúp người nông dân chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp kết hợp giải trí, mang lại hiệu quả cao cho cả hai ngành nông nghiệp và du lịch.

“Chúng tôi mong muốn làm nhịp cầu nối có thêm cơ hội để các địa phương cùng các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong chuỗi giá trị ngành du lịch giao lưu, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về các khó khăn, vướng mắc, chính sách thu hút, phát triển du lịch, thiết lập quan hệ hợp tác, đề xuất giải pháp đẩy mạnh kết nối, xúc tiến phát triển du lịch”, TS. Hồ Minh Sơn chia sẻ.

Theo TS. Hồ Minh Sơn, để khai thác phát triển hoạt động du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp và nông thôn cần phải bảo đảm được các yếu tố sau: Không gian tổ chức các hoạt động du lịch nông nghiệp (điểm đến); Chủ thể cung ứng hoạt động du lịch nông nghiệp; Các hoạt động của du lịch nông nghiệp cung ứng cho du khách; Các hoạt động của du lịch nông nghiệp cung ứng cho du khách; Vai trò cầu nối của các công ty lữ hành; Hoạt động xúc tiến quảng bá, truyền thông…

Tại buổi Toạ đàm, PGS.TS Bùi Quang Hải – Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Đào tạo - Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch cũngđã trình bày chủ đề “Phát triển du lịch trang trại bền vững – Thực trạng và giải pháp”. Cùng với đó, các diễn giả cũng đưa ra những góc nhìn về chủ đề “Tháo gỡ khó khăn về chính sách đất đai cho phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn”; “Xây dựng thương hiệu, nhận diện hình ảnh du lịch nông nghiệp, nông thôn”…

Phát triển du lịch trang trại, hướng đi mới kết hợp nông nghiệp và giải trí
Đại diện các đơn vị chủ trì buổi toạ đàm (Ảnh: Nhật Nam)

Nhiều ý kiến đã góp phần vào chung tay xây dựng ngành du lịch và ngành nông nghiệp có sự phối hợp và triển khai xây dựng chương trình chung về phát triển du lịch nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới cũng được chia sẻ tại buổi toạ đàm này.

Trong đó chú trọng đến một số hoạt động như chính sách hỗ trợ tiếp cận vốn, công nghệ, đầu tư hạ tầng, bồi dưỡng tập huấn nhân lực cho một số điểm du lịch nông nghiệp; xây dựng và ban hành bộ tiêu chuẩn, xếp hạng, gắn sao cho các sản phẩm du lịch nông nghiệp chất lượng cao; xây dựng kế hoạch truyền thông thương hiệu cho sản phẩm du lịch nông nghiệp; chọn lọc đưa sản phẩm nông nghiệp được sản xuất tại địa phương, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, có tem nhãn bao bì mẫu mã riêng phục vụ khách du lịch…

Tại buổi toạ đàm, đại diện Công ty Cổ phần Vĩnh Phúc (Bình Phước) cho rằng, việc các việc các chủ nông trại rộng lớn muốn làm du lịch đang vướng mắc nhiều về các thủ tục đất đai.

Theo vị đại diện này, Công ty cổ phần Vĩnh Phúc sở hữu quỹ đất trăm ha, có nhiều công trình như vườn hoa, cột cờ cầu, nhưng nếu muốn làm du lịch phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Đồng thời cũng phải thông qua việc đấu giá đất. Tuy nhiên, Luật Đất đai mới ban hành ngày 1/8, kỳ vọng sẽ tháo gỡ được nút thắc giúp các đơn vị có cơ hội mở rộng du lịch nông nghiệp.

Phát triển du lịch trang trại, hướng đi mới kết hợp nông nghiệp và giải trí
Nhiều kiến nghị, góp ý cũng được các doanh nghiệp đề cập tại toạ đàm (Ảnh: Nhật Nam)

Tại buổi toạ đàm, nhiều kiến nghị, góp ý cũng được các doanh nghiệp đề cập như: Pháp lý đất đai khi làm du lịch nông nghiệp trang trại; Các chủ khu du lịch nông nghiệp cần đào tạo nguồn nhân lực bản địa để tạo công ăn việc làm, mang ý nghĩ xã hội; Tổ chức các chương trình hội thảo để doanh nghiệp có cái nhìn toàn cảnh hơn về việc phát triển du lịch trang trại bền vững…

Phát biểu kết thúc chương trình, đại diện ban tổ chức chia sẻ, thông qua buổi Toạ đàm lần này mong muốn góp phần vào sự phát triển được các mô hình du lịch sinh thái nông nghiệp hiệu quả bằng hành động thiết thực của các cơ quan du lịch, nông nghiệp các cấp, cộng đồng địa phương và các tổ chức, cá nhân đầu tư khai thác nhất là bà con nông dân có được thu nhập tốt, sản phẩm du lịch góp phần vào xây dựng nông thôn mới bền vững, nâng cao…

Phong Sương

Theo: Báo Công Thương