PV Drilling chấp thuận không chia lợi nhuận tại PVD Tech và PVD Tubulars. |
Tổng công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PV Drilling, HOSE: PVD) vừa có Nghị quyết HĐQT thông qua nội dung họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 của PVD Tech.
Theo đó, thứ nhất chấp thuận phương án không chia lợi nhuận năm 2022 của PVD Tech. Thứ hai, chấp thuận đề cử bầu bổ sung Thành viên Ban Kiểm soát PVD Tech nhiệm kỳ 2021-2025 gồm ông Bùi Trọng Nguyên, chuyên viên Ban Tài chính Kế toán PV Drilling và bà Đào Nguyễn Linh Giang, chuyên viên pháp chế Công ty PVD Tech.
HĐQT PV Drilling cũng có nghị quyết thông qua việc chấp thuận kế hoạch không chia lợi nhuận cho các bên liên doanh trong năm 2023 của Công ty PVD Tubulars.
Trước đó, ngày 26/4, PV Drilling đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2023. Theo đó, năm 2023, PV Drilling đặt kế hoạch tổng doanh thu hợp nhất đạt 5.400 tỷ đồng, giảm nhẹ so với thực hiện năm trước. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế hợp nhất kỳ vọng đạt 100 tỷ đồng (trong khi năm trước lỗ155 tỷ đồng). Công ty mẹ kỳ vọng mang về 120 tỷ đồng.
Về kết quả kinh doanh quý I/2023, Chủ tịch HĐQT PV Drilling cho biết, doanh thu Công ty đạt 1.227 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 52 tỷ đồng, (Công ty mẹ là 66 tỷ đồng). Giá cho thuê giàn trung bình khoảng 70.000 USD/ngày. Về hiệu suất sử dụng giàn, cho đến thời điểm hiện tại, các hợp đồng các giàn đã ký trong năm 2023 là liên tục và gối đầu nhau.
Đối với trích lập nợ xấu của KrisEnergy, khoản nợ này đã được Công ty trích lập 82%, tương đương 76 tỷ đồng đến hết năm 2022; còn lại 18% trong năm 2023 trong kế hoạch chưa đòi được thì Công ty sẽ tiếp tục trích lập tiếp theo quy định.
Như vậy, so với kế hoạch năm, PVD đã hoàn thành 22,7% mục tiêu doanh thu và 52,3% mục tiêu lợi nhuận năm.
Đến cuối quý I, tổng tài sản doanh nghiệp đạt 20.510,8 tỷ đồng, giảm nhẹ so với hồi đầu năm. Trong đó, tiền mặt giảm 29%, về còn 1.477 tỷ đồng; các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tại tăng 117,4%, lên 922,9 tỷ đồng; các khoản phải thu ngắn hạn tăng 12%, lên 2.421,3 tỷ đồng.
Nợ phải trả của PVD được giảm hơn 3%, còn 6.408,9 tỷ đồng; riêng vay nợ ngắn hạn và dài hạn còn lần lượt 767,3 tỷ đồng và 2.920,3 tỷ đồng.
Mới đây, PVD cũng có Nghị quyết HĐQT về phê duyệt đề án, kế hoạch cơ cấu lại Công ty đến năm 2025. Trong đó có phê duyệt giải thể chi nhánh Myanmar, đổi chi nhánh Malaysia thành văn phòng điều hành Malaysia và đổi chi nhánh Brunei sang thành văn phòng điều hành Brunei cho phù hợp thực tế và giấy phép đăng ký hoạt động tại nước sở tại.
Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch 24/5 cổ phiếu PVD dừng tại mức giá 23.400 đồng/CP.
Kết quả kinh doanh quý I/2019 của Dịch vụ Khoan Dầu khí: Lỗ và nợ xấu TBCKVN - Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (HOSE: PVD) hiện ghi nhận 293 tỷ đồng nợ xấu, trong đó nợ ... |
PV Drilling (PVD) ước lãi ròng đạt 24 tỷ đồng trong nửa đầu 2019 TBCKVN - Sáng ngày 25/7/2019, Tổng Công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí – PV Drilling (HOSE - Mã chứng khoán: ... |
Sau kiểm toán, PV Drilling điều chỉnh lợi nhuận sau thuế giảm 20% TBCKVN - Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PV Drilling, HOSE - Mã chứng khoán: PVD) công bố giải ... |
Phúc Lâm