Tạm kết phiên sáng 22/7, chỉ số VN-Index giảm 15,6 điểm, tương ứng 1,24% về 1.249,09 điểm, thanh khoản đạt 530 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch đạt 11.748 tỷ đồng. Độ rộng thị trường nghiêng về số mã giảm với tỷ lệ mã tăng/giảm giá là 65/370.
Về mức độ ảnh hưởng, cổ phiếu GVR tiêu cực nhất khi lây đi 1,51 điểm chỉ số, tiếp đến là FPT và LPB với 0,78 điểm. Ngược lại, VCB, CTG, SAB với mức đóng gần 1 điểm vào chỉ số chung.
Nhiều cổ phiếu VN30 lấy lại sắc xanh giúp thu hẹp đà giảm của chỉ số như SAB, CTG, SSB, VNM, VCB, TPB. Ngược lại, MBB, SHB, HPG, VPB… tiếp tục gây sức ép lên thị trường.
Trong phiên sáng nay, cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai tiếp tục giảm kịch sàn xuống còn 8.440 đồng/cp và trong tình trạng trắng bên mua với dư bán hơn 6,3 triệu đơn vị. Đây là phiên giảm thứ 7 liên tiếp của mã này, trong đó có 3 phiên giảm sàn. Tính trong vòng 1 tháng qua, giá QCG đã giảm 40% từ mức 14.450 đồng/cp (phiên 27/6).
Cổ phiếu QCG bị bán tháo khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố và tạm giam đối với bà Nguyễn Thị Như Loan - Tổng Giám đốc Quốc Cường Gia Lai để phục vụ điều tra hành vi “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Liên quan đến vụ việc này, Quốc Cường Gia Lai cho biết vụ việc trên vẫn đang trong quá trình điều tra, bà Nguyễn Thị Như Loan đã và đang tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng trong quá trình điều tra làm rõ các vấn đề liên quan.
"Sự việc trên chỉ liên quan đến dự án 39 – 39B Bến Vân Đồn, quận 4, Tp Hồ Chí Minh mà công ty đã nhận chuyển nhượng từ 2 công ty tư nhân và chuyển nhượng hoàn tất cho đối tác từ năm 2014", thông báo của QCG nêu rõ.
QCG cũng cho biết, HĐQT sẽ sớm tìm người phụ trách điều hành công ty trong thời gian sớm nhất để thực hiện tất cả các hoạt động liên quan đến QCG, đảm bảo hoạt động bình thường của Công ty. Vụ việc trên không làm thay đổi, ảnh hưởng đến kế hoạch, chiến lược, hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư của QCG. Các quyền lợi, lợi ích hợp pháp của quý khách hàng, cổ đông, đối tác đang có giao dịch, hợp tác với công ty vẫn được đảm bảo. Hiện tại Công ty vẫn hoạt động bình thường. Các hoạt động kinh doanh và giao dịch với đối tác vẫn đang được thực hiện.
Trong phiên sáng nay, cổ phiếu NVL của Tập đoàn Novaland cũng nằm sàn về mức 11.100 đồng/cp, tương ứng mức giảm 6,7%, với thanh khoản đạt hơn 21 triệu đơn vị. Tính trong vòng 1 tháng qua, giá cổ phiếu NVL đã giảm 17% từ mức 13.550 đồng/cp (phiên 27/6). Thông tin liên quan mới đây, Novaland lên kế hoạch chào bán 1,1 tỷ cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu dưới dạng quyền mua. Tỷ lệ thực quyền là 10:6 (cổ đông sở hữu 10 cổ phiếu có quyền mua 6 cổ phiếu mới). Giá bán sẽ là 10.000 đồng/cp. Sau phát hành, vốn điều lệ của Novaland dự kiến tăng 19.501 tỷ đồng lên mức hơn 31.200 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự kiến từ quý 2/2024 đến quý 4/2024.
Về nhóm ngành, hầu hết các ngành đều chuyển đỏ trong phiên sáng nay. Trong đó, nhóm cổ phiếu hóa chất với số mã giảm áp đảo. Điển hình như DGC giảm 6,1% về mức 113.900 đồng/cp, GVR (-4,5%), DCM (- 3,8%), AAA (-2,6%), DDV (-7,6%), DPM (-2,3%), LAS (-4,7%),….
Tại nhóm ngân hàng nổi bật nhất là cổ phiếu TPB tăng nhẹ 0,3% lên 18.450 đồng/cp, thanh khoản đạt 22,3 triệu đơn vị. Trong khi đó số mã giảm gồm có MBB, SHB, ACB, MSB, VPB, VTB, TCB, HDB, BVB,…
Nhóm Thực phẩm - Đồ uống ngược chiều tăng nhẹ. Trong đó, VNM tăng 0,4%, MSN (+0,42%), SAB (+1,45%), SLS (+0,47%), SBT (+ 1,54%), SAB (+1,45%),…
Chỉ số HNX-Index kết phiên sáng giảm 3,75 điểm về 236,77 điểm. Thanh khoản sàn HNX đạt 51,9 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch đạt 1.601 tỷ đồng. Độ rộng thị trường sàn HNX nghiêng về số cổ phiếu giảm giá với tỷ lệ mã tăng giá/mã giảm giá là 42/124.
Trong số các mã lớn, gần như chỉ còn SHS tăng điểm với 1,1% lên 17.500 đồng/co, khớp hơn 13,8 triệu đơn vị. Các mã giảm sâu có BVS khi giảm 9,1% xuống 38.200 đồng, VGS giảm 7,8% xuống 35.700 đồng, API giảm 6,7% xuống 7.000 đồng.
Tại thị trường UPCoM, chỉ số UPCoM-Index giảm 1,6 điểm về 95.10 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 38 triệu đơn vị, giá trị 633,7 tỷ đồng. Độ rộng thị trường nghiêng về số mã giảm với tỷ lệ mã tăng/mã giảm giá là 75/175
Trong nhóm cổ phiếu đạt hơn 1 triệu thanh khoản, BCR nổi bật khi tăng 1,75% lên 6.100 đồng/cp. Ngược lại, chiều giảm có BSR, BVB, VGT, DDV, OIL, VEA, ABB, AAH.
Nhận định chứng khoán phiên 22/7: Thị trường vẫn đang trong kênh đi ngang Thị trường chứng khoán trải qua tuần giảm điểm không quá tiêu cực, nhưng bài toàn "yếu" thanh khoản vẫn còn đó, khiến xu hướng ... |
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoàn thiện dự thảo sửa đổi 4 thông tư, hướng tới nâng hạng thị trường Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa công bố dự thảo quan trọng nhằm gỡ nút thắt thanh toán cho nhà đầu tư nước ngoài, ... |
Đức Anh