Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2023 của Công ty CP Đầu tư Văn Phú – Invest (HOSE: VPI) sự lao dốc cả về doanh thu và lợi nhuận. Cụ thể, doanh thu thuần chỉ đạt xấp xỉ 135 tỷ đồng, sụt giảm 82% so với mức 760 tỷ đồng đạt được vào cùng kỳ năm ngoái, mức thấp nhất trong 15 quý.
Quý IV “hụt hơi”, Văn Phú Invest không thể hoàn thành kế hoạch kinh doanh cả năm |
Đáng chú ý, kỳ kinh doanh này, giá vốn hàng bán của Văn Phú Invest ghi nhận âm 14 tỷ đồng do doanh nghiệp hoàn nhập chi phí trích trước giá vốn dự án The Terra An Hưng. Do đó, lợi nhuận gộp lớn hơn doanh thu, đạt 148 tỷ đồng. Dù vậy, kết quả này đã giảm 61% so với cùng kỳ năm trước.
Không chỉ có doanh thu từ hoạt động cốt lõi hao hụt, doanh thu từ hoạt động tài chính của Văn Phú Invest cũng chỉ đạt 25 tỷ đồng, giảm gầm 30% so với cùng kỳ. Trong khi đó, chi phí lãi vay tăng mạnh đã đẩy chi phí tài chính cao gấp gần 2 lần so với cùng kỳ, lên tới 104 tỷ đồng.
Mặc dù tiết giảm được tới 97% chi phí bán hàng (xuống còn 1,3 tỷ đồng), 45% chi phí quản lý doanh nghiệp (xuống còn 59 tỷ đồng) và ghi nhận gần 10 tỷ đồng lợi nhuận từ công ty liên doanh, liên kết, tăng 2,5 lần so với cùng kỳ, nhưng khoản chi phí tài chính quá lớn, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Văn Phú Invest chỉ đạt 19 tỷ đồng, giảm 10,7 lần so với cùng kỳ.
Doanh nghiệp báo lãi trước thuế gần 16 tỷ đồng, “bốc hoi” 93% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, nhờ được giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại, lợi nhuận sau thuế của Văn Phú Invest vẫn đạt 25 tỷ đồng. Dù vậy, con số này đã giảm 81% so với cùng kỳ năm ngoái và cũng là mức thấp nhất 15 quý trở lại đây.
Lý giải về sự chênh lệch này, Văn Phú Invest cho biết, quý IV/2022 là giao đoạn bàn giao chính của dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu biệt thự Hùng Sơn (TP. Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá). Còn quý IV/2023 là giai đoạn doanh nghiệp này và các công ty con tập trung phát triển các dự án bất động sản tiềm năng. Do đó, doanh thu bán hàng ghi nhận trong quý IV/2023 thấp hơn so với cùng kỳ. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến lợi nhuận sau thuế sụt giảm so với cùng kỳ.
Đáng nói, trong 9 tháng đầu năm, với động lực là dự án Khu biệt thự Hùng Sơn nói trên, doanh thu và lợi nhuận của Văn Phú Invest đều tăng trưởng tích cực. Cụ thể, luỹ kế 9 tháng đầu năm, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 1.742 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt hơn 438 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ. Với kết quả này, thời điểm đó, Văn Phú Invest được tin tưởng sẽ hoàn thành kế hoạch kinh doanh cả năm khi đã hoàn thành được 79% chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận.
Tuy nhiên, “hụt hơi” trong quý IV, luỹ kế năm 2023, doanh thu thuần của Văn Phú Invest chỉ đạt 1.877 tỷ đồng, giảm 13% so với năm 2022. Đây cũng là mức thấp nhất trong 5 năm trở lại đây. Lợi nhuận sau thuế tương ứng đạt hơn 463 tỷ đồng, giảm 6%. Theo đó, doanh nghiệp mới thực hiện được 85% mục tiêu doanh thu và 84% mục tiêu lợi nhuận, không hoàn thành kế hoạch kinh doanh cả năm.
Doanh thu năm 2023 của Văn Phú Invest "xuống đáy" 5 năm |
Trên bảng cân đối kế toán, tính tới ngày 31/12/2023, tổng tài sản của Văn Phú Invest đạt xấp xỉ 12.533 tỷ đồng, tăng 13% so với đầu năm, chủ yếu là do doanh nghiệp triển khai thêm các dự án mới khiến hàng tồn kho tăng.
Cụ thể, trong năm vừa qua, giá trị hàng tồn kho tăng tới 92%, lên mức 3.701 tỷ đồng, phần lớn nằm tại chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (3.596 tỷ đồng). Tại khoản mục này, ngoài hai dự án phát sinh là Song Khê - Nội Hoàng (gần 202 tỷ đồng), Vlasta Thủy Nguyên (hơn 1.727 tỷ đồng), doanh nghiệp còn ghi nhận 1.478 tỷ đồng tại dự án The Terra Bắc Giang và 189 tỷ đồng tại các dự án khác.
Hai dự án Song Khê - Nội Hoàng và Vlasta Thuỷ Nguyên phát sinh khiến giá trị hàng tồn kho của Văn Phú Invest tăng mạnh |
Sau hàng tồn kho, khoản mục chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong cơ cấu tài sản của Văn Phú Invest là tài sản dở dang dài hạn, với 2.690 tỷ đồng. Trong đó, khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang dài hạn lên tới 1.831 tỷ đồng, vẫn tập trung ở dự án BT Phạm Văn Đồng (2.102 tỷ đồng) và dự án Khu đô thị mới Văn Phú (9 tỷ đồng).
Còn chi phí xây dựng cơ bản dở dang ghi nhận ở mức 859 tỷ đồng, tập trung chủ yếu ở các dự án: Cồn Khương - Cần Thơ (hơn 307 tỷ đồng), Vlasta Sầm Sơn (gần 234 tỷ đồng), Lộc Bình - Thừa Thiên Huế (hơn 140 tỷ đồng),...
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang của Văn Phú Invest |
Kết thúc năm 2023, tổng nợ phải trả của Văn Phú Invest đạt 8.554 tỷ đồng, tăng 16% so với đầu năm. Trong đó, nợ vay chiếm 54%, ghi nhận ở mức 4.627 tỷ đồng, bao gồm 1.356 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn và 3.271 tỷ đồng nợ vay dài hạn.
Đáng chú ý, dòng tiền kinh doanh năm 2023 của Văn Phú Invest âm 754 tỷ đồng, trong khi năm ngoái dương gần 345 tỷ đồng. Nguyên nhân chính là do tăng cường tích trữ hàng tồn kho, chi phí lãi vay và đóng thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trong khi đó, dòng tiền vay/trả lại có sự suy giảm tương đối lớn, giảm 29% và giảm 39%, đạt 1.318 tỷ đồng/651 tỷ đồng. Hệ quả là, lưu chuyển tiền thuần cả năm âm 292 tỷ đồng, khiến tiền và tương đương tiền cuối năm giảm tới 60%, chỉ còn 195 tỷ đồng.
Văn Phú Invest (VPI) huy động 650 tỷ đồng trái phiếu "bơm" vốn cho công ty con Văn Phú Invest (VPI) dự kiến sử dụng phần diện tích sở hữu riêng của Công ty TNHH MTV Đầu tư Hùng Sơn và 16,5 ... |
Văn Phú Invest (VPI): Nợ phải trả gấp đôi vốn chủ sở hữu, vượt 6.800 tỷ đồng Kết thúc quý III/2023, nợ phải trả của Đầu tư Văn Phú Invest (VPI) lên tới 6.867 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần vốn chủ ... |
Cơ hội nào cho cổ phiếu Văn Phú Invest (VPI)? Cổ phiếu VPI là một trong những mã chứng khoán bất động sản không bị ảnh hưởng nhiều trong giai đoạn thị trường chứng khoán ... |
Hà Lê