Quy mô kinh tế Việt Nam vượt qua Singapore vào năm 2029
Báo cáo của Trung tâm Dự báo và Phân tích Kinh tế Độc lập (CEBR) của Anh cho thấy quy mô GDP của Việt Nam năm 2024 ước đạt 450 tỷ USD, tăng thứ hạng lên vị trí 34 trên thế giới. Với tốc độ tăng trưởng trung bình 5,8% trong 5 năm tới, quy mô GDP Việt Nam dự kiến đạt 676 tỷ USD vào năm 2029, vượt qua Singapore (656 tỷ USD).
Quy mô kinh tế Việt Nam sắp vượt Singapore |
Đến năm 2039, GDP Việt Nam có thể đạt 1.410 tỷ USD, xếp thứ 25 toàn cầu, trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia và Philippines. Thành tựu này không chỉ khẳng định vị thế của Việt Nam trong khu vực mà còn phản ánh sức bền của nền kinh tế trước những thách thức toàn cầu.
GDP toàn cầu dự kiến sẽ tăng gấp đôi từ 110 nghìn tỷ USD (2024) lên 221 nghìn tỷ USD (2039). Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì tốc độ phát triển vượt bậc so với nhiều quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, và Singapore.
Quy mô GDP Việt Nam dự báo đạt 1.401 tỷ USD vào năm 2039. Nguồn: CEBR |
Có thể gia nhập nhóm thu nhập trung bình cao năm 2025?
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam năm 2023 đạt 4.347 USD, vẫn thuộc nhóm quốc gia có thu nhập trung bình thấp. Tuy nhiên, dự báo của CEBR cho thấy GDP/đầu người năm 2024 sẽ đạt 4.469 USD, vượt ngưỡng phân loại thu nhập trung bình cao (4.466 USD). Điều này mở ra cơ hội để Việt Nam chính thức gia nhập nhóm quốc gia có thu nhập trung bình cao vào năm 2025, với GDP/đầu người dự kiến đạt 4.783 USD.
Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn còn khoảng cách lớn về GDP/đầu người so với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Năm 2023, Việt Nam đứng thứ 6 trong khu vực, sau Singapore, Brunei, Malaysia, Thái Lan và Indonesia. Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đến năm 2026, Việt Nam sẽ vươn lên vị trí thứ 4 trong ASEAN-6 với GDP/đầu người đạt 6.140 USD, vượt qua Indonesia và Philippines.
Ở góc độ sức mua tương đương (PPP), GDP/đầu người của Việt Nam năm 2024 ước đạt 16.193 USD và được phân loại là quốc gia có thu nhập trung bình thấp. Để duy trì đà phát triển, Việt Nam cần tập trung cải thiện năng suất lao động, đầu tư vào giáo dục và công nghệ nhằm thu hẹp khoảng cách thu nhập với các quốc gia láng giềng.
Tới năm 2039, quy mô GDP của Việt Nam sẽ đạt 1.410 tỷ USD, đứng thứ 25 trên thế giới. Nguồn: CEBR |
Việt Nam được dự báo trở thành ngọn cờ đầu của kinh tế ASEAN vào năm 2025 Kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, báo cáo mới nhất của Goldman Sachs dự báo Việt Nam sẽ dẫn dắt kinh tế ... |
Bộ trưởng Tài chính: Tăng cường quản lý giá dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 Theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài chính, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ và cơ quan chuyên ngành ... |
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chủ trì cuộc họp tái cơ cấu Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB) Chiều 26/12, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã chủ trì cuộc họp về triển khai Đề án tái cơ cấu Ngân hàng ... |
Hoàng Nguyễn