Mới đây, trong phiên giao dịch 28/3, quỹ ngoại Whistle Investment Limited vừa công bố đã bán nốt 48,9 triệu cổ phiếu ACB của Ngân hàng TMCP Á Châu đang nắm giữ, đưa tỷ lệ sở hữu từ 1,26% xuống 0%. Giao dịch được khớp lệnh theo phương thức thỏa thuận, tổng giá trị quỹ này đem về là 1.462 tỷ đồng, tương đương mức giá bình quân 29.900 đồng/cp.
Trước đó, vào ngày 22/3, Whistle Investment Limited cũng đã bán ra 145 triệu cổ phiếu ACB với mức giá trung bình là 27.650 đồng/cp, tương ứng tổng giá trị giao dịch là 4.009 tỷ đồng.Tổng kết, quỹ Whistle Investment Limited đã đưa tỷ lệ sở hữu của nhóm này tại ACB về 0%. Số tiền thu về tổng cộng là hơn 5.471 tỷ đồng. Theo văn bản, Whistle Investment Limited đã không còn là cổ đông lớn của ACB kể từ ngày 1/4.
Báo cáo kết quả giao dịch của Whistle Investment Limited |
Trong quá khứ, đã có 2 giao dịch tại ACB diễn ra thành công, nhưng đơn vị/tổ chức mua chưa được tiết lộ danh tính. Cả hai giao dịch đều là mua bán của khối ngoại và tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại ACB vẫn giữ ở mức 30%, là mức tối đa cho phép.
Trước khi thực hiện hai giao dịch này, quỹ này và Sather Gate Investments Limited đã sở hữu tổng cộng 387,8 triệu cổ phiếu, tương đương 9,98% vốn điều lệ của ACB. Nhưng hiện chỉ có Sather Gate Investments Limited nắm giữ 193,9 triệu cổ phiếu ACB, tương đương 4,99% vốn điều lệ của ngân hàng.
Whistle Investment Limited và Sather Gate Investments Limited đã trở thành cổ đông lớn của ACB từ năm 2018, thay thế cho Standard Chartered Bank. Cả hai quỹ ngoại này đều thuộc sở hữu của công ty mẹ là Alp Asia Finance Vietnam Limited.
Trước đó, vào đầu tháng 1/2024, CVC Capital Partners, một cổ đông nước ngoài khác, được đồn đoán đang xem xét kế hoạch bán cổ phần tại ACB. CVC đang đàm phán với một số cố vấn về việc bán cổ phần của ACB cho những người mua tiềm năng, bao gồm cả những người mua từ Nhật Bản. Tuy nhiên, thông tin chi tiết về khoản đầu tư này vẫn chưa được công bố.
Mặc dù chưa rõ ràng về mối quan hệ giữa Whistle Investment Limited và CVC Capital Partners, nhưng hai tổ chức này có một số liên kết từ email liên lạc và địa chỉ trụ sở chính. Địa chỉ trụ sở chính của Whistle Investment Limited cũng là địa chỉ của một số công ty con của CVC Capital, và email được sử dụng để liên lạc của Whistle Investment Limited cũng trùng khớp với email của CVC Capital Partners.
Email và địa chỉ dùng để công bố thông tin đều có liên hệ với CVC Capital Partners |
Về tình hình kinh doanh của ACB, kết thúc năm 2023, Ngân hàng ACB, đã hoàn thành tất cả các mục tiêu kinh doanh đã đăng ký ở Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023. Cụ thể, Ngân hàng ACB ghi nhận tăng trưởng tín dụng năm 2023 tăng 17,9% - mức cao nhất 10 năm trở lại đây đối với ngân hàng này; và huy động tăng trưởng 16,6% - cao hơn mặt bằng chung.
Lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2023 của Ngân hàng ACB tăng hơn 17% so với năm 2022, vượt ngưỡng 20.000 tỷ đồng. Đồng thời, tỷ lệ ROE đạt mức gần 25%, lọt nhóm những ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất hiện nay. Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu chỉ ở mức 1,21% - thuộc nhóm thấp nhất ngành.
Bên cạnh đó, Ngân hàng ACB tiếp tục thuộc nhóm các ngân hàng quản trị rủi ro tốt nhất. Ngân hàng này là tổ chức tín dụng đầu tiên hoàn thành hệ thống quản lý rủi ro liên quan đến lãi suất và thị trường tài chính theo chuẩn mực quốc tế và theo quy định của NHNN tại Thông tư 13/2018/TT-NHNN.
Ngân hàng ACB đã hoàn thành phần lớn các nội dung có tính phức tạp cao trong yêu cầu về quản trị IRRBB theo Basel III. Ban lãnh đạo Ngân hàng ACB hiện đặt mục tiêu liên tục cải tiến để duy trì vị thế ngân hàng có mô hình quản lý rủi ro tốt nhất trên thị trường. Tới cuối năm 2023, tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ theo Basel II của ngân hàng này đã vượt xa mức quy định tối thiểu, ở mức 12,1%.
Ngân hàng ACB cũng tuân thủ chặt chẽ các quy định về tỷ lệ an toàn thanh khoản theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Cụ thể, tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi (LDR) đạt mức 78%, so với mức 85% của quy định; tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn chiếm 17%, thấp hơn nhiều so với mức quy định 30% hiện nay.
Theo đánh giá mới đây của các chuyên gia phân tích thuộc hãng chứng khoán Mirae Asset Securities Vietnm (MASV), kết quả kinh doanh của Ngân hàng ACB trong quý 4/2023 đã ghi nhận tín hiệu khả quan khi dự phòng rủi ro tín dụng liên tục giảm từ quý 3/2023 sau khi tạo đỉnh trong quý 2/2023.
“Do đó dù nợ xấu tính đến cuối năm tăng hơn 30% so với cuối quý 2/2023 với việc tỷ lệ NPL tăng từ 1,07% lên 1,21%, kỳ vọng nợ xấu của Ngân hàng ACB đã qua giai đoạn cao điểm và khả quan hơn trong năm 2024 cùng với sự hồi phục của kinh tế”, chuyên gia phân tích tại MASV nhận định.
"Ông lớn" vừa bán 145 triệu cổ phiếu ACB là ai? Chỉ sau phiên sáng 22/3, 145 triệu cổ phiếu ACB đã đổi chủ qua 12 lệnh giao dịch thỏa thuận. |
VN-Index giằng co cuối phiên, DIG "đón" dòng tiền cá mập sau tin tăng vốn "khủng" Diễn biến phiên giao dịch 01/04, VN-Index liên tục giằng co trong vùng 1.281,52 điểm, dòng tiền cá mập tiếp tục "rút" khỏi thị trường. |
Khối ngoại bán ròng 700 tỷ đồng trên HOSE, nhóm bất động sản bất ngờ được gom mạnh Diễn biến phiên giao dịch 01/04, khối ngoại tiếp tục bán ròng trên HoSE với một số mã điển hình như: MSN, VNM, SSI,... Trái ... |
Đức Huy