Tính đến thời điểm hiện tại, thị trường chứng khoán đã có sự hồi phục ấn tượng. Chỉ trong vòng 17 tháng, VN-Index bứt tốc tăng hơn 46% từ vùng đáy 873 điểm đến vùng 1.290 điểm. Nhiều cổ phiếu trên sàn theo đó cũng có mức tăng bằng lần.
Nổi bật nhất có thể kể đến cổ phiếu CTR của Tổng Công ty CP Công trình Viettel khi tăng hơn 300% từ vùng đáy của thị trường ở mức 873 điểm tại ngày 16/11/2022.
Cổ phiếu CTR của Tổng Công ty CP Công trình Viettel đã tăng hơn 300% kể từ giữa tháng 11/2022 |
Kể từ sau phiên bùng nổ về cả thanh khoản và giá trị vào ngày 16/11/2023, cổ phiếu CTR kích hoạt đà tăng không ngừng nghỉ. Bất chấp diễn biến giằng co của thị trường, cổ phiếu Viettel chinh phục vùng đỉnh lịch sử 95.700 vào ngày 15/2 và tiếp tục bứt phá tăng khoảng 50% trong vòng 34 phiên giao dịch. Tính đến hết ngày 1/4, CTR kết phiên ở mức 134.500 đồng/cp. Với hơn 114 triệu cổ phiếu đang niêm yết trên sàn HoSE thì vốn hóa thị trường của CTR hiện tại đạt hơn 15.384 tỷ đồng.
Đi cùng với diễn biến của CTR, một cổ phiếu nhóm đầu tư công cũng cho thấy thăng hoa trong sự vận động của giá. Chỉ trong hơn 17 tháng, cổ phiếu CTD của Công ty CP Xây dựng Coteccons đã tăng hơn 300% từ mức giá 17.590 đồng/cp lên mức 71.600 đồng/cp, tiệm cận vùng đỉnh cũ giá 78.000 đồng/cổ phiếu.
Chỉ trong hơn 17 tháng, cổ phiếu CTD của Công ty CP Xây dựng Coteccons đã tăng hơn 300% |
Có thể thấy, cổ phiếu CTR chỉ mất 14 tháng từ thời điểm phục hồi từ đáy đến khi vượt đỉnh thời đại, còn CTD cũng đang cố gắng tiến về vùng đỉnh cũ - điều này được cho là nhờ vào triển vọng ngành tương đối tích cực trong năm nay.
Theo khảo sát của Vietnam Report, dù nền kinh tế được dự báo còn nhiều khó khăn, song nhóm doanh nghiệp (DN) ngành xây dựng đã lạc quan hơn về triển vọng chung của ngành. Phần đông số DN (52,6%) kỳ vọng năm 2024 sẽ đánh dấu những chuyển biến tích cực hơn, chỉ có 36,9% doanh nghiệp dự báo ngành xây dựng chưa có nhiều sự cải thiện.
Nhìn chung, việc trở lại quỹ đạo tăng trưởng chưa thể diễn ra chóng vánh và chưa thể khẳng định thị trường xây dựng sẽ đạt được các kết quả rực rỡ, tuy nhiên, các doanh nghiệp xây dựng kỳ vọng năm 2024 có thể là “viên gạch đầu tiên” xây nền móng cho sự phục hồi và ươm mầm một chu kỳ phát triển mới.
Đáng chú ý, ở tất cả các phân khúc xây dựng, tỷ lệ DN bày tỏ lạc quan về triển vọng đều cao hơn so với kết quả khảo sát cách đây một năm. Trong đó, xây dựng hạ tầng được đánh giá cao nhất, với 89,5% DN bày tỏ lạc quan tiếp tục được duy trì trong năm nay; tiếp đến là xây dựng công nghiệp (84,2%), xây dựng năng lượng và tiện ích (72,2%), xây dựng nhà ở (52,6%) và xây dựng thương mại (33,3%).
Theo phân tích của Vietnam Report, việc đẩy mạnh đầu tư công và sự gia tăng nguồn vốn FDI là cơ sở củng cố niềm tin đối với mảng xây dựng hạ tầng và xây dựng công nghiệp. Trong khi đó, mảng xây dựng năng lượng và tiện ích ghi nhận sự gia tăng đáng kể tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá triển vọng tích cực hơn so với kết quả khảo sát năm 2023 (+43,6%) nhờ nhu cầu cấp bách trong xây lắp các dự án truyền tải Nam-Bắc với dự án trọng điểm đường dây 500kV mạch 3 và nhu cầu phát triển hạ tầng điện nhằm đáp ứng hệ thống năng lượng tái tạo sau khi có những tín hiệu mới từ chính sách.
Ở chiều ngược lại, dù ghi nhận mức độ lạc quan của DN gia tăng so với khảo sát năm 2023, song xây dựng nhà ở và xây dựng thương mại vẫn được đánh giá cải thiện chậm hơn so với các phân khúc khác với lần lượt 47,4% số DN và 66,7% số doanh nghiệp nhận định rằng trong năm 2024, hai phân khúc này chưa có nhiều chuyển biến rõ rệt và chưa thể thoát khỏi bức tranh u ám trong năm qua.
Khảo sát của Vietnam Report cũng ghi nhận những động lực được kỳ vọng kích thích thị trường, đặt nền móng cho sự phục hồi của ngành xây dựng trong năm 2024. Điều này cùng các chính sách tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ DN của Chính phủ và đà tăng của nguồn vốn đầu tư (cả vốn đầu tư nhà nước và vốn FDI) đang được kỳ vọng là “rìu phá băng” đẩy nhanh quá trình phục hồi cho DN xây dựng.
Bên cạnh đó, đầu tư công được đẩy mạnh sẽ tiếp tục là trụ cột và động lực phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện tại và cả trong trung và dài hạn. Trong những năm vừa qua, việc đầu tư, phát triển hạ tầng giao thông đã được thúc đẩy không ngừng. Năm 2021-2022 là giai đoạn khởi động, chuẩn bị và phê duyệt dự án, năm 2023 triển khai đồng loạt, năm 2024 sẽ tiếp tục là năm cao điểm giải ngân và được xác định là năm tăng tốc thực hiện các công trình giao thông trọng điểm.
Tác động của đầu tư công sẽ lan tỏa dần tới các ngành, lĩnh vực, trước tiên thúc đẩy nhóm doanh nghiệp nhà thầu hạ tầng. Vì vậy, dư địa tăng trưởng dành cho nhóm ngành xây dựng hạ tầng giao thông vẫn rất lớn với các hợp đồng thi công dự án lớn trong giai đoạn này.
Ngoài ra, sự gia tăng của dòng vốn FDI vào Việt Nam trong năm 2023 đã tạo tiền đề thuận lợi cho triển vọng tích cực hơn nữa vào năm 2024, khi vị thế về địa chính trị, trung tâm sản xuất được củng cố, vị trí, vai trò của Việt Nam trong dòng chảy FDI toàn cầu tiếp tục được nâng lên. Điều này thể hiện rõ khi vốn FDI thực hiện tại Việt Nam 2 tháng đầu năm 2024 ước đạt 2,8 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 2 tháng trong 5 năm qua, mở ra cơ hội đầy tiềm năng cho xây dựng công nghiệp.
Đo độ hấp dẫn của một "cổ đất" đầu ngành Theo VPBanks, mặc dù trong ngắn hạn vẫn còn những thách thức nhất định, cổ phiếu đầu ngành bất động sản này vẫn hấp dẫn ... |
Nhóm BĐS ngược dòng trong phiên đầu tiên của tháng 4, VN-Index tiếp tục đà giảm Trong phiên giao dịch đầu tiên của tháng 4, nhóm cổ phiếu BĐS là điểm sáng khi liên tục hút được dòng tiền lớn tham ... |
Chứng khoán tháng tư: Đón mùa báo cáo tài chính về Khép lại tháng ba ấn tượng, VN-Index hứa hẹn sẽ nhanh chóng vượt mốc 1.300 điểm trong tháng tư. Các chuyên gia cũng gợi ý ... |
Nguyên Nam