Tác động tích của Luật Giao dịch điện tử đối với đời sống xã hội

04/03/2024 - 18:53
(Bankviet.com) Luật Giao dịch điện tử không chỉ tạo ra sự thuận tiện và linh hoạt trong quá trình giao dịch mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi, thúc đẩy sự phát triển kinh tế trực tuyến và tạo ra một môi trường kinh doanh trực tuyến an toàn và minh bạch.

Bộ Thông tin & Truyền thông cho biết, Luật Giao dịch điện tử số 20/2023/QH15 đã được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 20/6/2023 tại kỳ họp thứ 5 và được Chủ tịch nước công bố tại Lệnh số 07/2023/L-CTN ngày 30/6/2023, có hiệu lực thi hành từ ngày 3/7/2024. Luật Giao dịch điện tử (năm 2023) kế thừa có sửa đổi, bổ sung 33 điều, quy định mới 18 điều so với Luật Giao dịch điện tử (năm 2005).

Luật Giao dịch điện tử là văn bản có phạm vi tác động tới nhiều lĩnh vực, nhiều chủ thể trong xã hội. Một số quy định có tính mới trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cần có hướng dẫn chi tiết để bảo đảm thống nhất trong tổ chức thực thi.

Tác động tích của Luật Giao dịch điện tử đối với đời sống xã hội

Bên cạnh đó, Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số đang tồn tại một số bất cập cần sửa đổi, bổ sung: Điều kiện cấp phép (tài chính, nhân sự và kỹ thuật); một số phát sinh mới từ thực tiễn như: cấp chứng thư số cho thuê bao theo phương thức điện tử,...; sử dụng tài khoản định danh điện tử cấp độ 2 và một số giấy tờ khác có giá trị tương đương CMND, CCCD trong việc cấp chứng thư số; bổ sung các quy định phù hợp với các văn bản hiện hành như Nghị định 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân,…

Do đó, việc ban hành Nghị định của Chính phủ quy định chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy là cần thiết nhằm bảo đảm tính minh bạch, thống nhất trong cách tổ chức thực thi một số quy định của Luật Giao dịch điện tử; tạo căn cứ pháp lý để triển khai các quy định của Luật Giao dịch điện tử vào thực tiễn cuộc sống; bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của các quy định tại Luật Giao dịch điện tử.

8 điểm mới của Luật Giao dịch điện tử

Thứ nhất, về phạm vi điều chỉnh, Luật Giao dịch điện tử giúp nhiều luật hiện nay có ngay hiệu lực thi hành trên môi trường số.

Thứ 2, Luật mới đã kế thừa, sửa đổi, bổ sung khái niệm “chữ ký điện tử”, “chữ ký số”, “dấu thời gian”, “hợp đồng điện tử”, “dữ liệu số”, “dữ liệu chủ”, “môi trường điện tử”, “chứng thư điện tử”, “dịch vụ chứng thực chữ ký số”, “người trung gian”...

Thứ 3, về hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử, luật quy định chi cụ thể hơn những nội dung và hành vi bị nghiêm cấm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuân thủ luật.

Thứ 4, về thông điệp dữ liệu, thông điệp dữ liệu có giá trị như văn bản, thông điệp dữ liệu có giá trị như bản gốc, thông điệp dữ liệu có giá trị dùng làm chứng cứ tạo căn cứ pháp lý cho việc triển khai trên thực tế. Việc đưa ra khái niệm chứng thư điện tử và đảm bảo giá trị pháp lý cho hình thức này là một bước đột phá lớn để thúc đẩy các hoạt động giao dịch điện tử trong các ngành, lĩnh vực và xã hội diễn ra toàn trình.

Thứ 5, về chữ ký điện tử, Luật Giao dịch điện tử cơ bản không thay đổi về nguyên tắc, chỉ khái quát hóa, sửa đổi, bổ sung quy định cụ thể về chữ ký điện tử, chữ ký điện tử chuyên dùng, chữ ký số. Công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử nước ngoài; công nhận chữ ký điện tử, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài....

Thứ 6, về giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng điện tử. Luật quy định giao Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định về giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử trong lĩnh vực thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công, phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Thứ 7, giao dịch điện tử của cơ quan Nhà nước gồm: Giao dịch điện tử trong nội bộ cơ quan Nhà nước; Giao dịch điện tử giữa các cơ quan Nhà nước với nhau; Giao dịch điện tử giữa cơ quan Nhà nước với cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Dữ liệu mở được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công bố rộng rãi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân tự do sử dụng, tái sử dụng, chia sẻ. Luật quy định cơ quan Nhà nước được thuê chuyên gia từ ngân sách Nhà nước hằng năm để tư vấn xây dựng cơ sở dữ liệu. Quy định này bước đầu tháo gỡ khó khăn về việc sử dụng kinh phí sự nghiệp cho công tác duy trì, vận hành hệ thống thông tin gồm thuê tư vấn xây dựng cơ sở dữ liệu.

Thứ 8, về hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử so với Luật Giao dịch điện tử (năm 2005), Luật Giao dịch điện tử mới đã bổ sung quy định cụ thể các loại hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử; tài khoản giao dịch điện tử; trách nhiệm của chủ quán hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử đặc biệt là với các nền tảng số trung gian phục vụ giao dịch điện tử có quy mô, số lượng người sử dụng tại Việt Nam hoặc số lượng truy cập hằng tháng từ người sử dụng tại Việt Nam lớn và rất lớn...

Ảnh hưởng của Luật Giao dịch điện tử trong cuộc sống

Bảo vệ người tiêu dùng: Luật này bảo vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng trực tuyến bằng cách đề xuất quy định về quyền hủy giao dịch, bảo vệ thông tin cá nhân và đảm bảo tính xác thực của các trang web thương mại điện tử.

Thuận tiện và linh hoạt: Luật Giao dịch điện tử giúp tạo ra sự thuận tiện và linh hoạt trong quá trình giao dịch. Người dùng có thể thực hiện các giao dịch mà không cần phải mất thời gian và công sức di chuyển đến nơi cụ thể.

Tạo ra cơ hội kinh doanh: Doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội mới từ việc triển khai các mô hình kinh doanh dựa trên giao dịch điện tử, giúp họ mở rộng thị trường, tối ưu hóa quy trình kinh doanh và tạo ra cơ hội mới để phát triển kinh doanh.

Phòng tránh và chống gian lận: Luật Giao dịch điện tử thường có các biện pháp để ngăn chặn và chống lại các hoạt động gian lận, đảm bảo tính minh bạch và trung thực trong giao dịch.

Bảo mật Thông tin: Quy định về bảo mật thông tin là quan trọng để ngăn chặn rủi ro về mất mát hoặc lạm dụng thông tin cá nhân trong giao dịch điện tử. Các tổ chức thường phải tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật nhất định.

Chữ ký điện tử: Luật thường quy định việc sử dụng chữ ký điện tử để xác thực và chứng thực giao dịch trực tuyến. Điều này giúp đảm bảo tính toàn vẹn và pháp lý của các hợp đồng điện tử.

Xử lý tranh chấp: Luật Giao dịch điện tử cũng quy định cách giải quyết các tranh chấp liên quan đến giao dịch trực tuyến và hợp đồng điện tử.

Quyền lợi giao dịch: Người tiêu dùng thường có quyền hủy giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định sau khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ trực tuyến, giúp họ cảm thấy an tâm khi mua sắm trực tuyến.

Luật Giao dịch điện tử (e-commerce law) đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hiện đại khi thương mại điện tử và các hoạt động trực tuyến ngày càng phổ biến. Đối với người tiêu dùng và doanh nghiệp, Luật Giao dịch điện tử có ảnh hưởng đáng kể đến cách họ mua sắm, giao dịch và thực hiện các hoạt động kinh doanh trực tuyến.

Giúp bạn chọn đúng sàn giao dịch tiền điện tử

Biết cách chọn sàn giao dịch tiền điện tử có thể giúp bạn đầu tư đúng chỗ và kiếm được lợi nhuận. Có một số ...

Quy định mới về kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường

Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư 01/2024/TT-BKHCN quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông ...

Tổng doanh thu 5 sàn thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam có thể đạt 12,4 tỷ USD vào năm 2024

Thương mại điện tử (TMĐT) ở Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, đó là một lĩnh vực quan trọng và được kỳ vọng sẽ ...

Khánh Vân

Khánh Vân

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán