Thâm hụt ngân sách năm 2024 của Trung Quốc có thể vượt 3,5%

10/11/2023 - 23:17
(Bankviet.com) Dự báo được đưa ra sau khi Trung Quốc nâng mức thâm hụt ngân sách năm 2023 lên 3,8% GDP.

Wang Yiming, thành viên Ủy ban Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC), cho biết hôm nay rằng Trung Quốc có thể tăng tỷ lệ thâm hụt ngân sách vào năm tới để hỗ trợ phục hồi kinh tế vì vẫn còn dư địa để chính phủ trung ương phát hành thêm nợ.

Cụ thể ông cho biết tại Hội nghị Caixin ở Bắc Kinh: “Trong ngắn hạn, chúng ta cần tăng cường độ chính sách tài khóa. Tỷ lệ đòn bẩy của chính phủ trung ương tương đối thấp và vẫn còn rất nhiều dư địa.

Ông cho rằng thâm hụt ngân sách cao hơn trong năm tới sẽ giúp thúc đẩy sự phục hồi kinh tế của đất nước.

Tháng trước, mức thâm hụt ngân sách năm 2023 của Trung Quốc đã tăng mạnh từ 3% lên khoảng 3,8% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) do kế hoạch phát hành 1.000 tỷ nhân dân tệ (137,14 tỷ USD) trái phiếu chính phủ.

Wang cho biết Trung Quốc có thể đạt được mức tăng trưởng kinh tế trên 5% một chút trong năm nay. Trước đó, chính phủ đã đặt mục tiêu tăng trưởng hàng năm khoảng 5% cho năm 2023.

Ông cho biết thêm, nhu cầu bên ngoài yếu và nhu cầu trong nước không đủ làm tăng áp lực dư thừa công suất ở Trung Quốc.

Thâm hụt ngân sách năm 2024 của Trung Quốc có thể vượt 3,5%

Mới đây, theo số liệu của Tổng Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 đã giảm 0,2% so với cùng kỳ năm ngoái sau khi dao động gần mức 0 trong hai tháng trước đó và cao hơn dự báo giảm 0,1% trong cuộc khảo sát của Bloomberg. Chỉ số giá sản xuất (PPI) trong tháng 10 giảm 2,6%, cao hơn mức giảm 2,5% của tháng trước, ghi nhận mức giảm 13 tháng liên tiếp do giá hàng hóa sụt giảm.

Chỉ số giá tiêu dùng rơi vào tình trạng giảm phát trong tháng 7 và liên tục tăng trưởng âm so với cùng kỳ năm trước. Trong khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cho biết vào tháng 8 rằng, giá cả sẽ phục hồi sau đợt khó khăn trong mùa hè, thì dữ liệu mới nhất cho thấy đánh giá đó là quá lạc quan.

Tỷ lệ lạm phát của Trung Quốc ở mức thấp trong năm nay do các yếu tố trong nước như sụt giảm nhà ở và niềm tin người tiêu dùng yếu, cũng như các yếu tố quốc tế bao gồm giá hàng hóa toàn cầu giảm so với mức cao nhất của năm ngoái và nhu cầu đối với hàng hóa Trung Quốc yếu dẫn đến xuất khẩu giảm.

Giá tiêu dùng giảm gần đây là do giá thịt lợn giảm mạnh, loại thịt được tiêu thụ nhiều nhất ở nước này và do đó có ảnh hưởng lớn đến chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc. Các nhà sản xuất thịt lợn tăng nguồn cung, đặt cược vào nhu cầu tăng cao sau khi các hạn chế về Covid19 của nước này kết thúc vào cuối năm ngoái. Nhưng sự phục hồi không như mong đợi.

Trung Quốc rơi vào tình trạng giảm phát khi quá trình phục hồi vẫn còn mong manh

Trung Quốc lại rơi vào tình trạng giảm phát vào tháng 10, cho thấy nước này đang gặp khó khăn trong việc thúc đẩy tăng ...

Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC) bất ngờ bị tấn công mạng bằng mã độc

Ngày 9/11, Chi nhánh ở Mỹ của Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) đã bị tấn công bằng ransomware – một loại phần mềm ...

Nhập khẩu của Trung Quốc tăng bất ngờ

Nhập khẩu của Trung Quốc bất ngờ tăng trong tháng 10 trong khi xuất khẩu giảm với tốc độ nhanh hơn. Một loạt các chỉ ...

Mộc Trà

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán