Lễ hội đền Đồng Cổ là biểu tượng thiêng liêng của người Việt Nam Nét độc đáo trong lễ hội Gầu tào của người Mông Bộ sưu tập của nhạc sĩ Hoàng Vân ghi danh di sản thế giới |
Theo đó, sáng nay (12/4/2025) tại xã Yên Thọ, UBND huyện Yên Định (tỉnh Thanh Hóa) đã tổ chức Lễ hội đền Đồng Cổ. Vào năm 2024, Lễ hội đền Đồng Cổ đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
![]() |
Ông Đầu Thanh Tùng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa - cùng các đại biểu và đông đảo người dân tham gia lễ hội. Ảnh: Lê Hà |
Lễ hội được tổ chức từ ngày 13 - 15/3 âm lịch (tức ngày 10 - 12/4) nhằm tưởng nhớ công lao của thần Đồng Cổ từ thời Hùng Vương. Tương truyền khi Vua Hùng mang quân đi dẹp giặc phương Nam, đại quân theo đường núi tiến đến chân núi Khả Lao và nghỉ lại đây.
Đêm đến, vua mộng gặp thần núi và đã xin giúp trống đồng, dùi đồng cùng nhà vua dẹp giặc. Khi đánh trận với giặc, nghe âm vang tiếng trống, tiếng kiếm kích, quân giặc khiếp sợ bỏ chạy. Quân ta thắng trận trở về, vua Hùng vào đền làm lễ tạ ơn và phong thần núi Khả Lao là “Đồng Cổ đại vương”, cho lập đền thờ, đúc trống đồng, ngựa đồng rước vào đền thờ phụng.
![]() |
Dân làng thực hiện nghi lễ rước thần Đồng Cổ. Ảnh: Lê Hà |
Lễ hội gồm hai phần. Phần lễ: Dân làng rước kiệu từ đền Đồng Cổ về đình Phúc tế lễ xin linh khí thần Đồng Cổ, sau đó rước kiệu từ đình Phúc về đền Đồng Cổ dâng hương. Phần hội diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động, đại biểu và nhân dân được xem hoạt cảnh tái hiện lại lịch sử thần Đồng Cổ, sự hình thành núi và đền Đồng Cổ do Nhà hát Ca múa kịch Lam Sơn biểu diễn.
Lễ hội đền Đồng Cổ - Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia còn là dịp để người dân tham gia giao lưu văn nghệ, quảng bá, giới thiệu cho du khách giá trị đặc trưng của lễ hội, núi và đền Đồng Cổ, cũng như các trò chơi dân gian, sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương.