Thành lập đoàn thanh tra các doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội

25/10/2023 - 23:14
(Bankviet.com) Vài năm gần đây, số nợ bảo hiểm mới phát sinh ngày càng tăng. Trước tình trạng nợ BHXH, BHTN kéo dài, một số tỉnh, thành đã lập đoàn thanh tra liên ngành, thực hiện cao điểm thanh kiểm tra xử lý các vi phạm về bảo hiểm xã hội của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bảo hiểm BIC chi trả hàng chục triệu cho khách bị hack và chiếm đoạt tiền trong ngân hàng

Ông Nguyễn Đức Tuấn thôi giữ chức Phó Tổng giám đốc tại Bảo hiểm Quân đội

Bảo hiểm Bưu điện (PTI) thay Tổng Giám đốc

Số nợ bảo hiểm ngày càng tăng

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội đã lập 3 đoàn thanh tra liên ngành tiến hành kiểm tra tại 20 đơn vị chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH). Theo đó, từ đầu năm đến nay, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TBXH) đã lập nhiều đoàn thanh tra để đôn đốc, xử lý các trường hợp doanh nghiệp nợ đóng, chậm đóng BHXH.

Sau kiểm tra, nhiều đơn vị đã cam kết lộ trình đóng bảo hiểm, ưu tiên tách đóng cho một số trường hợp để người lao động kịp thời hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản. Đến đầu tháng 6 năm nay, đã giải quyết các chế độ cho 81.000 người trên tổng số hơn 200.000 người lao động bị ảnh hưởng do doanh nghiệp chậm hoặc nợ đóng BHXH.

Những năm gần đây, số nợ bảo hiểm ngày càng tăng, nợ cũ cũng dày thêm. Cụ thể, năm 2021, số nợ bảo hiểm xã hội là hơn 8.400 tỷ đồng. Năm 2022 tăng lên hơn 8.500 tỷ đồng. Đến cuối tháng 5 năm 2023, tổng số tiền chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) phải tính lãi là hơn 15.800 tỷ đồng, chiếm hơn 3% số tiền phải thu.

Thực tế, bên cạnh tình trạng chây ì, trốn đóng bảo hiểm xã hội thì nhiều doanh nghiệp đang rơi vào tình cảnh khó khăn trong sản xuất, kinh doanh do ảnh hưởng dịch bệnh và suy thoái kinh tế thế giới dẫn tới nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội ngày càng tăng.

Thành lập đoàn thanh tra các doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội
Thanh tra các doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội

Tại Hà Nội, tính tới tháng 9/2023, có số lượng lớn doanh nghiệp nợ BHXH, BHTN kéo dài, thời gian nợ lên tới gần 10 năm với số tiền nhiều tỷ đồng như: Công ty Cổ phần Lisohaka nợ lên tới hơn 15 năm, với tổng nợ 7,2 tỷ đồng. Công ty CP Xây dựng giao thông và Thương mại 124 nợ 159 tháng với tổng nợ hơn 13,9 tỷ đồng; Công ty TNHH MTV Xây dựng Công trình Giao thông 875 nợ kéo dài gần 14 năm, tổng nợ hơn 7,4 tỷ đồng; Công ty CP 116 - Cienco1 nợ kéo dài 14 năm với số tiền hơn 19,5 tỷ đồng;...

Trước tình trạng này, Chính phủ đã đồng ý để các doanh nghiệp bị ảnh hưởng tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí, tử tuất trong 2 năm dịch Covid-19. Thế nhưng đến nay, chính sách này đã hết hiệu lực.

Dự báo, trong quý IV/2023 sẽ còn nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực gia công hàng xuất khẩu và sử dụng nhiều lao động. Vì vậy, bên cạnh việc đốc thúc các doanh nghiệp hoàn thành số tiền BHXH phải đóng thì cũng cần có giải pháp tháo gỡ cho những doanh nghiệp thực sự khó khăn.

Đề xuất dùng quỹ bảo hiểm thất nghiệp trả nợ bảo hiểm xã hội

Theo thống kê, cả nước có hơn 206.000 người lao động bị nợ BHXH, BNTN với số tiền gần 3,2 nghìn tỷ đồng. Thế nhưng, các doanh nghiệp, tổ chức nợ bảo hiểm đã giải thể, phá sản hoặc chủ doanh nghiệp bỏ trốn nên không thể thu hồi, ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi người lao động.

Tính tới tháng 6/2023, cả nước có hơn 32,7 nghìn doanh nghiệp, tổ chức nợ BHXH, BHTN khó có khả năng thu hồi, với tổng số tiền nợ hơn 3,9 nghìn tỷ đồng. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, BHXH Việt Nam cho rằng, với tiền nợ BHXH, BHTN khó có khả năng thu hồi từ năm 2021 về trước, nên cho phép xóa lãi chậm nộp (khoảng 914 tỷ đồng).

Mới đây, BHXH Việt Nam vừa đề xuất sử dụng tiền kết dư từ quỹ BHTN để thanh toán số nợ trên. Cụ thể, với tiền nợ gốc hơn 2,2 nghìn tỷ đồng, BHXH Việt Nam đề xuất dùng nguồn kết dư quỹ BHTN để trả. Do quỹ BHTN cũng hình thành từ tiền của người lao động, doanh nghiệp, Nhà nước, nếu dùng quỹ này trả nợ vẫn đảm bảo nguyên tắc đóng - hưởng và kết dư quỹ BHTN đủ lớn để đảm bảo an toàn.

Tuy nhiên, lãnh đạo BHXH Việt Nam nhận định, giải pháp này không phù hợp với quy định hiện hành. Do đó, nếu thực hiện có thể dẫn tới khả năng doanh nghiệp chây ỳ đóng BHXH cho người lao động; không thực sự đảm bảo sự công bằng giữa các doanh nghiệp cùng đóng bảo hiểm. Để ngăn chặn tình trạng nợ BHXH, BHTN kéo dài, Dự thảo Luật BHXH sửa đổi đã bổ sung nhiều chế tài để thu nợ, như phong tỏa hóa đơn, cấm xuất cảnh, khởi kiện, xử lý hình sự với đơn vị nợ BHXH, BHTN kéo dài…

Đồng thời, Dự thảo Luật Việc làm sửa đổi đang xây dựng cũng định hướng sửa quy định để quỹ BHTN có thể dùng dự phòng rủi ro, giải quyết nợ BHXH khó có khả năng thu hồi; sử dụng hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn.

Bộ Tài chính đang thanh tra Manulife và một DN khác, thêm 6 công ty bảo hiểm “vào tầm ngắm”

Bảo hiểm Nhân thọ Dai-ichi Việt Nam báo lãi bán niên hơn 1.500 tỷ đồng

Manulife tạm lỗ 250 tỷ, chi 1.500 tỷ đồng tiền hủy hợp đồng trong nửa đầu năm 2023

Lưu Tô

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán