Cơ hội cho thị trường châu Á
Vào hôm thứ Hai (7/10), sau khi báo cáo việc làm của Mỹ vượt xa kỳ vọng vào cuối tuần trước, niềm tin rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ giữ chính sách lãi suất mềm mỏng đã tan biến. Vào thứ Hai, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ đã vượt mức 4%, và các nhà giao dịch hiện đặt ra khả năng rằng Fed có thể không cắt giảm lãi suất trong cuộc họp tháng 11.
Việc Fed có khả năng xem xét lại chính sách đã gây áp lực lên Phố Wall, khiến đà tăng của thị trường Mỹ chậm lại. Tuy nhiên, sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ vẫn mở ra những cơ hội tích cực cho thị trường chứng khoán châu Á. Điều này mang đến một bối cảnh quốc tế mới cho các nhà đầu tư Trung Quốc, khi họ trở lại giao dịch vào thứ Ba sau kỳ nghỉ Tuần lễ Vàng và xem xét các biện pháp kích thích kinh tế của Bắc Kinh với cái nhìn lạc quan hơn.
Trung Quốc đã đưa ra các biện pháp kích thích mạnh mẽ nhất kể từ sau đại dịch COVID-19 nhằm hồi sinh nền kinh tế đang suy yếu. Các nhà đầu tư đang theo dõi kỹ lưỡng các dấu hiệu cho thấy liệu các biện pháp này có đang phát huy hiệu quả hay không.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm và 2 năm đã tăng lên mức cao nhất kể từ cuối tháng 7 và giữa tháng 8 với xác suất 85% cho việc cắt giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm và xác suất 15% cho việc Fed giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp tiếp theo.
Trước đó, nhiều nhà đầu tư kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm mạnh hơn, tương tự như đợt 50 điểm cơ bản của tháng 9. Thị trường lao động đã tạo ra tiền đề cho Fed nghiêng về lập trường thắt chặt hơn và điều này đã khiến chỉ số S&P 500 giảm gần 1% chạm mức 5.695,94 điểm.
Dù có những thay đổi về kỳ vọng lãi suất, đồng Đô la Mỹ vẫn duy trì sức mạnh, dù có giảm nhẹ so với đồng yên Nhật và Franc Thụy Sỹ. Căng thẳng leo thang ở Trung Đông, đặc biệt sau cuộc tấn công của Hamas vào Israel, đã củng cố vị thế của đồng Đô la như một tài sản trú ẩn an toàn.
Chứng khoán châu Á hưởng lợi trong ngắn hạn
Tỷ giá USD/JPY giảm 0,49% xuống còn 147,98 yên sau khi đã chạm mốc cao nhất kể từ ngày 15/8 ở mức 149,10 yên trong đêm qua. Trong khi chỉ số đồng Đô la với sáu đồng tiền chủ chốt giảm nhẹ 0,07% xuống 102,46 điểm, sau khi đạt mức cao nhất kể từ giữa tháng 8 vào cuối tuần trước.
Sự suy yếu của đồng yên đã tạo đà cho chỉ số Nikkei của Nhật Bản tăng gần 2%, đạt mức 39.332,74 điểm và hôm thứ Hai, dẫn đầu đà tăng trưởng trên các thị trường châu Á-Thái Bình Dương.
Nhìn xa ra khu vực châu Á – Thái Bình Dương, chỉ số MSCI tăng gần 1%, trong khi chỉ số châu Á không bao gồm Nhật Bản của MSCI cũng tăng gần nửa phần trăm, tăng 1,52 điểm so với phiên trước đó.
Với sự trở lại của các nhà đầu tư từ Trung Quốc sau kỳ nghỉ dài, tâm lý thị trường đã trở nên tích cực hơn khi Bắc Kinh tiếp tục triển khai các biện pháp kích thích mạnh mẽ. Nhà đầu tư đang tìm kiếm những tín hiệu mới để đánh giá hiệu quả của các chính sách này. Nếu các biện pháp cứu trợ thị trường tỏ ra hiệu quả, các thị trường châu Á sẽ hưởng lợi lớn trong ngắn hạn.
Việc Fed điều chỉnh chính sách lãi suất dựa trên các số liệu kinh tế mạnh mẽ của Mỹ cũng có thể là động lực tích cực cho các thị trường châu Á, khi kỳ vọng về một cuộc suy thoái toàn cầu suy yếu. Điều này mang lại hy vọng cho nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là khi Trung Quốc đang nỗ lực hồi sinh nền kinh tế của mình.
Chứng khoán Mỹ và toàn cầu hưởng lợi gì từ quyết định cắt giảm lãi suất của Fed? Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến cắt giảm lãi suất lần đầu tiên sau 4 năm, điều này sẽ tác động lớn ... |
Chứng khoán châu Á ngày 26/9: Hang Seng và Shanghai Composite cùng bứt phá Thị trường chứng khoán châu Á ngày 26/9 ghi nhận đà tăng mạnh, dẫn đầu là các sàn Hong Kong và Thượng Hải, nhờ vào ... |
Đặng Hoàng Thái