Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 24/10/2023: Giá năng lượng giảm mạnh Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 25/10/2023: Lực bán vẫn áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu |
Tuy nhiên, lực mua có phần áp đảo hơn đã kéo chỉ số MXV-Index tăng 0,33% lên 2.236,58 điểm. Giá trị giao dịch tiếp đà tăng hơn 7%, đạt trên 4.400 tỷ đồng.
Dẫn dắt xu hướng tăng trên thị trường là nhóm năng lượng, đặc biệt là mặt hàng dầu thô. Rủi ro nguồn cung dầu gián đoạn tiềm ẩn, kéo giá dầu cắt đứt chuỗi giảm 3 phiên liên tiếp. Trái lại, nhóm nguyên liệu công nghiệp thu hút sự chú ý với đà giảm mạnh của giá cà phê Arabica sau khi tăng 6 phiên trước đó.
Giá dầu đảo chiều tăng mạnh cuối phiên
Căng thẳng ở Trung Đông leo thang khi Israel tăng cường ném bom vào phía Nam dải Gaza, chuẩn bị cho một cuộc tấn công trên bộ. Mối lo nguồn cung dầu bị ảnh hưởng đã kéo giá dầu bật tăng mạnh vào cuối phiên giao dịch.
Mối lo nguồn cung dầu bị ảnh hưởng đã kéo giá dầu bật tăng mạnh vào cuối phiên giao dịch |
Cụ thể, giá dầu WTI chốt phiên ở mức 85,39 USD/thùng, tăng 1,97% so với phiên trước. Giá dầu Brent tăng 2,34% lên 90,13 USD/thùng.
Helima Croft, Trưởng bộ phận chiến lược hàng hóa toàn cầu tại RBC Capital Markets, cho rằng, Mỹ có thể sẽ thắt chặt việc thực thi lệnh trừng phạt đối với xuất khẩu dầu thô của Iran vì xung đột Hamas - Israel và sự hậu thuẫn của Iran đối với Hamas.
Ngoài ra, theo truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ và Libya, Hạ viện (HoR) có trụ sở ở phía Đông Libya đã kêu gọi các Chính phủ ngừng xuất khẩu dầu và khí đốt sang các nước ủng hộ Israel, trong trường hợp các vụ thảm sát tại quốc gia Trung Đông này vẫn tiếp tục xảy ra.
Về phía nhu cầu, Công ty nghiên cứu IIR Energy cho biết, các nhà máy lọc dầu của Mỹ dự kiến sẽ giảm công suất lọc dầu ngoại tuyến khoảng 2,2 triệu thùng/ngày trong tuần kết thúc vào ngày 27/10. Điều này đồng nghĩa với việc tổng công suất lọc dầu sẵn có trong tuần này của Mỹ sẽ tăng thêm 273.000 thùng/ngày. Lượng lọc dầu của các nhà máy tại Mỹ tăng trở lại có thể thúc đẩy nhu cầu dầu thô, hạn chế dòng chảy dầu xuất khẩu.
Thêm vào đó, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết quốc gia này dự kiến sẽ đặt hạn ngạch nhập khẩu dầu thô trong năm 2024 cho các công ty tư nhân ở mức 243 triệu tấn, cao hơn 20% so với con số 203,64 triệu tấn được phân bổ tính đến tháng 10/2023. Điều này có thể khiến các công ty tư nhân tăng cường công suất lọc dầu và thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu dầu thô.
Trước đó, giá dầu gặp áp lực trong phần lớn thời gian phiên do tồn kho Mỹ tăng trái chiều với mức dự báo. Theo Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA), tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ trong tuần kết thúc ngày 20/10 bất ngờ tăng thêm 1,3 triệu thùng, trái ngược hoàn toàn so với mức giảm mạnh 2,7 triệu thùng trong báo cáo của Viện Dầu khí Mỹ (API). Tồn kho xăng cũng ghi nhận mức tăng 156.000 thùng, trong khi thị trường kỳ vọng mức giảm 1,2 triệu thùng.
Đà tăng giá kim loại quý bị ‘cản’ vì đồng USD mạnh lên
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), kết thúc ngày giao dịch 25/10, sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá thị trường kim loại. Đối với nhóm kim loại quý, giá bạc nối dài đà giảm sang phiên thứ ba liên tiếp khi giảm 0,47% xuống 23 USD/ounce. Trái lại, giá vàng và bạch kim đồng loạt phục hồi trong sắc xanh. Cụ thể, giá bạch kim bật tăng 2,3% lên mức 912,4 USD/ounce, trong khi giá vàng đóng cửa tại mức 1.979,62 USD/ounce sau khi tăng 0,48%.
Bảng giá kim loại |
Đà tăng giá của nhóm kim loại quý bị cản trở bởi sự mạnh lên của đồng USD và lợi suất trái phiếu Mỹ tăng cao. Đồng USD được hỗ trợ bởi dữ liệu kinh tế tích cực tại Mỹ, trái với bức tranh kinh tế có phần tiêu cực hơn tại Anh hay khu vực châu Âu (EU).
Cụ thể, dữ liệu Bộ Thương mại Mỹ công bố hôm qua cho thấy doanh số bán nhà dành cho một gia đình ở Mỹ đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 19 tháng trong tháng 9/2023. Điều này chỉ ra rằng sức khỏe nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn ổn định và gián tiếp củng cố cho đà tăng của đồng Dollar Mỹ.
Chỉ số Dollar Index kết phiên tăng 0,24% lên 106,53 điểm, mức cao nhất trong gần một tuần. Hơn nữa, lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm đã tăng 14 điểm cơ bản lên mức 4,95% trong phiên giao dịch hôm qua.
Đồng USD mạnh lên và lợi suất trái phiếu tăng cao đã làm tăng chi phí cơ hội nắm giữ kim loại quý, gây sức ép tới giá bạc.
Trái lại, bạch kim nhận được mức tăng mạnh nhờ vào một số lo ngại về nguồn cung. Công ty khai thác kim loại nhóm bạch kim (PGM) Sibanye Stillwater, nhà khai thác bạch kim lớn thứ ba thế giới, cho biết có thể đóng cửa bốn trục khai thác PGM ở Nam Phi.
Đối với nhóm kim loại cơ bản, giá đồng COMEX suy yếu sau hai phiên tăng liên tiếp, đóng cửa tại mức 3,59 USD/pound sau khi giảm 0,91%. Trái lại, giá quặng sắt nối dài đà tăng sang phiên thứ ba liên tiếp nhờ mức tăng 0,96%, chốt phiên tại 117,21 USD/tấn.
Sau khi ghi nhận mức tăng giá tích cực trong phiên trước đó nhờ vào việc Trung Quốc kích thích kinh tế, giá đồng và quặng sắt đồng loạt gặp áp lực trong phiên giao dịch hôm qua do tâm lý lạc quan trên thị trường đã bị lấn át bởi lo ngại triển vọng tiêu thụ kém sắc. Điều này lý giải cho việc giá quặng sắt vẫn tăng tuy nhiên mức tăng đã thu hẹp hơn hẳn so với phiên giao dịch trước đó.
Cụ thể, triển vọng tiêu thụ đồng hay quặng sắt trong lĩnh vực bất động sản càng trở nên bi quan khi mà nhà phát triển bất động sản hàng đầu Trung Quốc, Country Garden, đã chính thức rơi vào tình trạng vỡ nợ. Điều này sẽ làm nghiêm trọng thêm cuộc khủng hoảng bất động sản kéo dài tại Trung Quốc.
Hơn nữa, việc Trung Quốc hạn chế sản lượng thép cũng là yếu tố làm giảm sức mua quặng sắt, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất thép. Theo Hiệp hội Sắt thép Trung Quốc (CISA), việc sản xuất thép tại Trung Quốc sẽ cần được điều chỉnh trong những tháng tới để phù hợp với nhu cầu giảm theo mùa. Ngoài ra, các quan chức CISA cho biết thêm, cung và cầu thép của Trung Quốc trong quý IV/2023 sẽ giảm.
Giá một số hàng hóa khác
Bảng giá nông sản |
Bảng giá nguyên liệu công nghiệp |
Bảng giá năng lượng |
Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)