Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 29/3: Dòng tiền đầu tư đến thị trường nông sản gia tăng đột biến

29/03/2024 - 16:46
(Bankviet.com) Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới ngày hôm qua (29/3) đón nhận lực mua tích cực.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 27/3: Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới đảo chiều đi xuống Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 28/3: Lực bán áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới

Chỉ số MXV-Index tăng 0,95% lên 2.238 điểm, cao nhất trong vòng 4 tháng trở lại đây. Giá trị giao dịch toàn Sở đạt trên 6.100 tỷ đồng, tăng 21,6%. Đáng chú ý, dòng tiền đổ về nhóm nông sản tăng đột biến 210%, chiếm 36% tổng giá trị giao dịch toàn Sở. Nhóm năng lượng đóng vai trò dẫn dắt xu hướng thị trường trong ngày hôm qua khi đồng loạt 5 mặt hàng tăng giá.

Giá ngô tăng vọt 3,6%

Theo MXV, kết thúc phiên giao dịch ngày hôm qua, sắc xanh chiếm ưu thế trên bảng giá các mặt hàng nông sản. Trong đó, giá ngô bật tăng 3,57% sau 4 phiên liên tiếp suy yếu và ghi nhận mức đóng cửa cao nhất kể từ giữa tháng 2. Các số liệu về tình hình mùa vụ Mỹ được USDA phát hành vào tối hôm qua chính là nguyên nhân thúc đẩy giá.

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 29/3: Dòng tiền đầu tư đến thị trường nông sản gia tăng đột biến
Giá ngô bật tăng 3,57% sau 4 phiên liên tiếp suy yếu

Cụ thể, theo Báo cáo Triển vọng gieo trồng năm 2024, Mỹ dự định trồng hơn 90 triệu mẫu ngô, thu hẹp đáng kể so với mức 94,64 triệu mẫu năm ngoái. Con số này cũng thấp hơn nhiều 91,78 triệu mẫu trong dự đoán của thị trường và 91 triệu mẫu mà USDA đưa ra trước đó. Yếu tố bất ngờ này đã ngay lập tức đẩy giá ngô tăng cao sau thời điểm USDA công bố báo cáo. Kể từ giữa năm 2023 đến nay, giá ngô đã liên tục lao dốc do sức ép từ nguồn cung toàn cầu, và khiến cho lợi nhuận sản xuất tại Mỹ thấp hơn nhiều so với ba năm qua. Điều này làm giảm động lực sản xuất của nông dân và kéo theo triển vọng mùa vụ của Mỹ không đạt kỳ vọng của thị trường.

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 29/3: Dòng tiền đầu tư đến thị trường nông sản gia tăng đột biến
Bảng giá nông sản

Bên cạnh đó, USDA cũng công bố số liệu tồn kho ngô Mỹ tính đến ngày 1/3 ở mức 8,35 triệu giạ, thấp hơn so với mức 8.43 mà giới phân tích dự đoán trước báo cáo. Mức chênh lệch này đến từ việc hoạt động xuất khẩu của Mỹ trong giai đoạn quý I năm nay đã ghi nhận sự cải thiện đáng kể. Cả hai báo cáo tối qua đều phản ánh tình hình nguồn cung sẵn có và triển vọng mùa vụ sắp tới của Mỹ thu hẹp. Đây chính là nguyên nhân khiến giá ngô ghi nhận phiên tăng mạnh nhất kể từ tháng 9/2023.

Trên thị trường nội địa, ghi nhận trong sáng ngày 28/3 giá ngô Nam Mỹ nhập khẩu về cảng nước ta giảm nhẹ. Tại cảng Cái Lân, ngô Nam Mỹ kỳ hạn giao tháng 4 ở mức 6.400 đồng/kg. Đối với kỳ hạn giao tháng 5, giá chào bán dao động ở mức 6.200 - 6.350 đồng/kg. Trong khi đó, giá chào bán ngô nhập khẩu tại cảng Vũng Tàu ghi nhận thấp hơn 50 đồng/kg so với giá giao dịch tại cảng Cái Lân.

Giá dầu bật tăng lên mức cao nhất trong 5 tháng qua

Kết thúc phiên giao dịch ngày hôm qua, toàn bộ 5 mặt hàng nhóm năng lượng đồng loạt tăng giá, dẫn dắt xu hướng chung toàn thị trường. Trong đó, giá dầu bật lên mức cao nhất trong 5 tháng qua. Chốt phiên, giá dầu WTI tăng 2,24% lên 83,17 USD/thùng. Dầu Brent tăng 1,86% lên 87 USD/thùng. Nguồn cung thắt chặt bên cạnh tăng trưởng kinh tế Mỹ tích cực góp phần thúc đẩy kỳ vọng về tiêu thụ dầu mỏ, từ đó hỗ trợ cho giá dầu trong phiên.

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 29/3: Dòng tiền đầu tư đến thị trường nông sản gia tăng đột biến
Bảng giá năng lượng

Sau hai lần điều chỉnh, số liệu chính thức của Cục Phân tích Kinh tế Mỹ cho thấy tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý IV/2023 của Mỹ tăng 3,4% so với quý trước, cao hơn so với số liệu được công bố trong hai báo cáo sơ bộ trước đó. Như vậy, nền kinh tế lớn nhất thế giới đã kết thúc năm 2023 với mức tăng trưởng mạnh mẽ bất chấp những dự báo về khả năng suy thoái nhẹ.

GDP thực tế của Mỹ tăng 2,5% vào năm 2023, phù hợp với báo cáo sơ bộ và tăng từ mức 1,9% vào năm 2022. Những tín hiệu tích cực về tăng trưởng tại Mỹ bất chấp môi trường lãi suất cao đã góp phần củng cố kỳ vọng tiêu thụ xăng dầu trong tương lai. Giá dầu bật tăng rõ rệt sau khi báo cáo được công bố.

Về mặt nhu cầu, tháng 3, tiêu thụ tại châu Á cũng có dấu hiệu khởi sắc khi dữ liệu được LSEG Oil Research tổng hợp cho thấy tổng lượng dầu nhập khẩu của châu Á lên mức cao nhất trong 10 tháng, với khoảng 27,48 triệu thùng/ngày.

Trong khi đó, nguồn cung tiếp tục cho thấy các dấu hiệu thắt chặt. Đây vẫn là yếu tố chính đẩy giá dầu tăng cao. Các nhà đầu tư sẽ theo dõi các tín hiệu từ cuộc họp vào tuần tới của Ủy ban Giám sát chung Bộ trưởng của nhóm sản xuất Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Nhóm nước này đã khá thành công trong việc thúc đẩy giá dầu thông qua chính sách hạn chế sản lượng.

Nhà giao dịch hàng đầu Gunvor Group dự báo giá dầu thế giới có thể sẽ tăng lên 90 USD/thùng, trong khi Trafigura cho biết trọng tâm của giá đã chuyển sang "rủi ro tăng". Tại Phố Wall, Ngân hàng JPMorgan thậm chí còn cảnh báo rằng giá dầu Brent có thể đạt 100 USD/thùng nếu Nga thực hiện đúng cam kết mới về việc chuyển trọng tâm cắt giảm từ xuất khẩu sang sản xuất.

Giá một số hàng hóa khác

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 29/3: Dòng tiền đầu tư đến thị trường nông sản gia tăng đột biến
Bảng giá nguyên liệu công nghiệp
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 29/3: Dòng tiền đầu tư đến thị trường nông sản gia tăng đột biến
Bảng giá kim loại

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)

Theo: Báo Công Thương