Việc theo dõi chỉ số VN-Index sẽ mang lại rất nhiều tác dụng cho nhà đầu tư (NĐT), đặc biệt đối với các NĐT lựa chọn cho mình trường phái giao dịch ngắn hạn. Họ có thể tận dụng các nhịp tăng giảm luân phiên của thị trường để “ra vào” hợp lý, qua đó tối ưu hóa giao dịch và quản trị rủi hiệu quả.
Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi tiếp tục chuỗi bài về các thống kê đối với biến động của chỉ số VN-Index, cụ thể, chúng tôi sẽ tìm hiểu về Những thời điểm trong phiên giao dịch có mức biến động mạnh nhất mà NĐT cần lưu ý. Bài nghiên cứu sẽ lựa chọn khung thời gian 15 phút để phân tích (9:00 – 9:15, 9:15 – 9:30, 9:30 – 9:45,..)
Đầu tiên, để xác định đâu là ngưỡng biến động bình thường, đâu là ngưỡng biến động mạnh đối với khung thời gian 15 phút này, chúng tôi thực hiện phân tích dữ liệu từ ngày 03/08/2020 đến cuối năm 2021, tương đương khoảng 330 phiên giao dịch, hơn 5,500 khung thời gian 15 phút và thu được đồ thị tần suất phân bổ biến động chỉ số VN-Index như hình dưới:
Như vậy, có thể thấy, biến động của VN-Index theo khung thời gian 15 phút phổ biến trong khoảng +/-0.5%, do đó chúng tôi sẽ lựa chọn những biến động vượt quá mức này để nghiên cứu.
Tiếp theo, chúng tôi tiếp tục phân loại mức độ biến động của VN-Index tại các thời điểm trong ngày giao dịch theo mức chênh lệch giữa giá cao nhất và giá mở cửa (swingup - xanh) và chênh lệch giữa giá thấp nhất và giá mở cửa (swingdown – đỏ):
Đồ thị trên cho thấy:
* Thời điểm thị trường có mức độ biến động thấp nhất hàng ngày đó là ngay trước khi kết thúc phiên giao dịch khớp lệnh liên tục buổi sáng (11:15 – 11:30) và buổi chiều (14:15 – 14:30).
* Thời điểm thị trường có biến động mạnh nhất là 9:00 – 9:30, 10:30 – 11:00 và 13:45 – 14:15.
Để quản trị rủi ro hiệu quả, chúng tôi tập trung phân tích vào rủi ro giảm giá và thu được đồ thị phía dưới:
Có thể thấy, những khoảng thời gian trong ngày giao dịch có số lần giảm giá trên 0.5% nhiều nhất là 9:00 – 9:15 (17 lần), 13:45 – 14:00 (9 lần) và 14:15 – 14:30 (13 lần). Hiện tượng này chúng tôi cho rằng có thể đến từ những lý do sau:
* 13:45 – 14:15: là khoảng thời gian phản ánh những tin tức bị “rò rỉ”, dự kiến sẽ được công bố vào cuối ngày giao dịch, do những “người nội bộ” (Insider) có thông tin trước và hành động trước thị trường.
* 9:00 – 9:15: là khoảng thời gian phản ánh những tin tức đã được công bố của cuối ngày giao dịch liền trước, do hành động của những người có thông tin muộn hơn.
Tuy nhiên, những khoảng thời gian có mức độ giảm giá bình quân lớn nhất lại là khung 10:30 – 11:00 và 13:00 – 13:15 (trên 1% – chi tiết xem tại bảng dưới). Nguyên nhân cho hiện tượng này phần nào có thể được giải thích bởi việc nhiều công ty chứng khoán chọn thời điểm này để force sell, giảm mức dư nợ margin về mức an toàn, qua đó khiến thị trường chung giảm giá mạnh.
Kết luận: Chúng tôi cho rằng, việc nắm bắt được các khung thời gian mà thị trường chung có xu hướng biến động mạnh sẽ giúp các NĐT (đặc biệt là những NĐT giao dịch theo trường phái ngắn hạn, “lướt sóng”) tránh được nhữ
|
ng giao dịch “cảm xúc” tại các thời điểm có mức độ biến động quá mạnh, đồng thời có thể tận dụng các nhịp “nhúng” xuống của thị trường để có thể trading hạ giá vốn, tận dụng các khoảng thời gian mà thị trường “hưng phấn” để chốt lời giá tốt. Do đó, NĐT nên lưu ý đến những thời điểm đã được đề cập đến trong bài nghiên cứu phía trên để có thể quản trị rủi ro, đồng thời gia tăng hiệu quả giao dịch.
Cơ hội nào từ cổ phiếu VIC trong những phiên giảm mạnh? Cổ phiếu VIC thường có xu hướng tăng giá trong ngắn hạn ngay sau khi giảm mạnh >4% trong phiên so với mức giá tham ... |
Sự phục hồi của cổ phiếu ngành chứng khoán Với diễn biến của thị trường trong tháng 11 vừa rồi cùng những thông tin tích cực gần đây như nới room tín dụng, đà ... |
Ngành nào đang hồi phục mạnh nhất và dự kiến sẽ hưởng lợi từ việc Trung Quốc mở cửa trở lại Việc Trung Quốc phát đi tín hiệu sẽ tái mở cửa hoàn toàn nền kinh tế trước giữa năm 2023 chắc hẳn là thông tin ... |
TCBS