Thừa Thiên Huế: Ngắm nhìn tháp Chăm cổ lập kỷ lục thế giới

09/04/2024 - 01:37
(Bankviet.com) Tháp Chăm Phú Diên là công trình kiến trúc gạch Champa sớm nhất còn lại ở khu vực Miền Trung, khoảng thế kỷ VIII vừa được công nhận là Di tích quốc gia.
Thừa Thiên Huế phát huy bản sắc, thông minh, thích ứng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, bền vững Thủ tướng dự lễ khởi công dự án bến số 4 và 5 cảng Vsico Chân Mây Thừa Thiên Huế: Điều động, bổ nhiệm nhiều vị trí cán bộ chủ chốt

Tháng 4/2001, Tháp Chăm Phú Diên (Thừa Thiên Huế), còn được gọi là tháp Mỹ Khánh, nằm ở thôn Mỹ Khánh, xã Phú Diên, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tháp Chăm được phát hiện từ hoạt động khai thác khoáng sản ti tan ven biển. Ngay sau khi phát hiện, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo Sở Văn hóa Thông tin (nay là Sở Văn hóa và Thể thao), Bảo tàng Tổng hợp (nay là Bảo tàng Lịch sử) phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai công tác bảo vệ và tiến hành khảo sát địa điểm này.

Tháp Chăm Phú Diễn có kiến trúc hình chữ nhật, dài 8,22m, rộng 7,12m, giật cấp thu nhỏ dần phần thân tháp phía trên, thuộc nhóm tháp lùn trong nghệ thuật kiến trúc Chăm Pa. Việc phát hiện Tháp Phú Diên dưới lòng cồn cát ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực sự thu hút sự chú ý quan tâm của nhiều người, đặc biệt là các Nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế. Tháp Chăm là một khối kiến trúc hình chữ nhật. Càng lên cao càng giật cấp thu nhỏ dần với các thành phần khác nhau như móng tháp, chân đế tháp, thân và diềm mái tháp, dưới móng tháp là một lớp đá sạn cuội làm nền cho đế tháp.

Dưới đây là những hình ảnh về Tháp Chăm cổ:

Thừa Thiên Huế: Ngắm nhìn tháp Chăm cổ lập kỷ lục thế giới

Hình ảnh cổ của Tháp Chăm Phú Diên.

Thừa Thiên Huế: Ngắm nhìn tháp Chăm cổ lập kỷ lục thế giới
Tháp Chăm Phú Diên là một trong những công trình kiến trúc gạch Champa sớm nhất còn lại ở khu vực Miền Trung, khoảng thế kỷ VIII. Tháp Chăm Phú Diên đã được công nhận là Di tích quốc gia ngay sau khi vừa phát hiện

Thừa Thiên Huế: Ngắm nhìn tháp Chăm cổ lập kỷ lục thế giới
Tháng 10/2005, tháp Chăm Phú Diên được tiến hành bảo tồn và tu bổ, cho đến tháng 5/2007 thì hoàn thành. Việc phát hiện Tháp Phú Diên dưới lòng cồn cát ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực sự thu hút sự chú ý quan tâm của nhiều người, đặc biệt là các Nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế.
Thừa Thiên Huế: Ngắm nhìn tháp Chăm cổ lập kỷ lục thế giới

Tháp Chăm Phú Diên được xây dựng, trang trí khá cân đối và hoàn chỉnh tạo nên một vẻ đẹp rất hài hòa; kiến trúc tháp hình chữ nhật, dài 8,22m, rộng 7,12m, dưói móng tháp là một lớp đá sạn cuội làm nền cho đế tháp và thu nhỏ dần phần thân tháp phía trên. Đây thuộc nhóm tháp lùn trong nghệ thuật kiến trúc Chăm Pa

Thừa Thiên Huế: Ngắm nhìn tháp Chăm cổ lập kỷ lục thế giới
Thừa Thiên Huế: Ngắm nhìn tháp Chăm cổ lập kỷ lục thế giới
Phần cửa chính của tháp quay về hướng Đông. Vật liệu xây dựng của tháp chính là gạch nung, được liên kết với nhau bằng kỹ thuật cổ mài chập khối. Sự có mặt của các hiện vật Yoni bằng đá, bình gốm… trong lòng tháp Phú Diên là những hiện vật đặc trưng cho việc thờ cúng của dân tộc Chăm xưa
Thừa Thiên Huế: Ngắm nhìn tháp Chăm cổ lập kỷ lục thế giới

Tháng 5/2022, tháp Chăm Phú Diên được Tổ chức kỷ lục Việt Nam và Liên minh kỷ lục thế giới đồng thời xác lập hai kỷ lục bao gồm: Tháp Chăm cổ chìm sâu dưới cồn cát ven biển được khai quật, bảo tồn đầu tiên tại Việt Nam và thế giới

Thừa Thiên Huế: Ngắm nhìn tháp Chăm cổ lập kỷ lục thế giới
Không chỉ có giá trị lịch sử, từ khi phát hiện cho đến nay tháp Chăm Phú Diên còn trở thành giá trị vật chất, giá trị tâm linh… của người dân địa phương và phụ cận
Thừa Thiên Huế: Ngắm nhìn tháp Chăm cổ lập kỷ lục thế giới
Mặc dù được công nhận là “tháp Chăm cổ bằng gạch chìm sâu dưới cồn cát ven biển, được khai quật và bảo tồn đầu tiên trên thế giới” nhưng di tích này lại ít được biết đến, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch; giới thiệu điểm đến, sản phẩm du lịch cho du khách trong và ngoài nước.

Việt Hoàng

Theo: Báo Công Thương