Theo đó, Thuỷ sản Cửu Long An Giang ghi nhận doanh thu thuần đạt 316,1 tỷ đồng, tăng 126,3 % so với cùng kỳ năm ngoái. Giá vốn bán hàng ở mức 276,9 tỷ đồng, tăng 144,4% so với cùng kỳ. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 39,3 tỷ đồng, tăng 49% so với cùng kỳ.
Trong kỳ, chi phí bán hàng của công ty ghi nhận đạt 21 tỷ đồng, tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là do phát sinh nhiều hơn khoản chi phí vật liệu, bao bì và phí vận chuyển & phí khác. Trong đó, chi phí vận chuyển và các phí khác tăng vọt từ 3,5 tỷ đồng lên 9,3 tỷ đồng, tương đương tăng 2,6 lần so với quý I/2023.
Song song với đó, chi phí quản lý doanh nghiệp của Thuỷ sản Cửu Long An Giang cũng tăng 65% lên 10,9 tỷ đồng; tăng chủ yếu là do phát sinh thêm chi phí nhân viên so với cùng kỳ năm trước. Khấu trừ chi phí, ACL báo lãi 2,6 tỷ đồng tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giải trình về kết qủa kinh doanh trên, ACL cho biết nguyên nhân chủ yếu là do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch tăng manh, trong khi đó gia vốn hàng bán tăng, nên dẫn đến lợi nhuận gộp tăng cũng tăng so với cùng kỳ, bên cạnh đó cbi phí bán hàng cũng tăng hơn 113%.
Năm 2024, ACL dự kiến đặt kế hoạch kinh doanh là 80 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế và doanh thu thuần và cung cấp dịch vị là 1.400 tỷ đồng. Như vây, với mục tiêu trên, ACL đã hoàn thanh được lần lượt là 3,25% và 22,5 kế hoạch năm.
Tại thời điểm cuối quý I/2024, Tổng tài sản của ACL đang ở mức 1.694 tỷ đồng, giảm nhẹ 3,2% so với hồi đầu năm. Trong đó, tiền mặt là 2,6 tỷ đồng; tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn ở mức 47,4 tỷ đồng, giảm 33% so với số đầu năm. Ngoài ra, ACL còn có khoản xây dựng cơ bản dở dang đang ở mức 6,1 tỷ đồng, chủ yếu năm ở quyền khai thác đất bãi bồi vùng nuôi Mỹ Hoà Hưng 1,7 tỷ đồng và các công trình khác là 4,3 tỷ đồng.
Đáng chú ý, ACL có khoản nợ xấu là 18,6 tỷ đồng trong khi đó doanh nghiệp trích lập dự phòng toàn bộ số nợ xấu trên.
Nợ xấu của Thuỷ sản xuất nhập khẩu An Giang |
Tính đến hết quý I/2024, tổng nợ phải trả của Cửu Long An Giang ở mức 892,7 tỷ đồng, giảm 6% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ tài chính ở mức 764,6 tỷ đồng, giảm 4,7% so với hồi đầu năm.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep), xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong nửa đầu năm 2024 được dự báo sẽ phục hồi nhẹ so với mức nền thấp của năm 2023 do nhu cầu thị trường chưa chắc chắn và kinh tế thế giới vẫn đối mặt với nhiều khó khăn.
Sau khi về đích năm 2023 ở mức 9,2 tỷ USD, bằng 92% mục tiêu đề ra từ đầu năm, ngành thủy sản đặt mục tiêu thận trọng cho năm 2024 với kim ngạch xuất khẩu đạt 9,5 tỷ USD, tăng 3% so với 2023.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam nhận định, kinh tế thế giới vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, lạm phát giảm nhưng vẫn chưa về mức mục tiêu của các nước, lãi suất cao... vẫn là những yếu tố ảnh hưởng đến sự phục hồi kinh tế toàn cầu. Do đó, người tiêu dùng sẽ chưa thực sự mạnh tay trong quyết định chi tiêu, nhu cầu tiêu dùng thủy sản toàn cầu khó tăng mạnh.
Thuỷ sản Việt Nam sẽ phục hồi năm 2024 |
Với những tín hiệu từ cuối năm 2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang một số thị trường như Hoa Kỳ, EU, Hàn Quốc... có khả năng phục hồi trở lại trong các tháng đầu năm 2024. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong ngành vẫn tiếp tục nỗ lực mở rộng thị trường xuất khẩu hàng thủy sản.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường thuỷ sản năm 2024, bà Lê Hằng, Giám đốc truyền thông Vasep cho rằng, lạm phát ở các nước lớn đã được kiềm chế, kinh tế thế giới đã thoát đáy, nhưng phục hồi chậm, tác động đến nhu cầu tiêu thụ thủy sản. Bên canh đó, xung đột Nga - Ukraine, giao tranh ở Trung Đông và các vấn đề địa chính trị khác trên thế giới tiếp tục làm xáo trộn thương mại toàn cầu; trong đó có thị trường thủy sản. Hệ lụy sẽ làm chi phí vận tải tăng, giá sản phẩm đầu vào cho nuôi trồng, chế biến thủy sản tăng cũng có thể gây ra cơn lốc lạm phát mới ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ thủy sản trong năm 2024.
Thẻ vàng IUU tiếp tục là thách thức đối với xuất khẩu hải sản, nếu không tháo gỡ được trong năm 2024 sẽ khiến xuất khẩu sang EU đình trệ vì thủ tục xác nhận, chứng nhận thủy sản khai thác còn bất cập vì các yếu tố nguồn lực, nhân lực và cơ sở hạ tầng không đáp ứng. Những ngành hàng như cá ngừ, mực, bạch tuộc và cá biển bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Tuy nhiên, xuất khẩu cá tra có lạc quan khi tồn kho cá tra tại các thị trường Mỹ, Trung Quốc, EU đã giảm đáng kể và không còn là vấn đề lo ngại. Giá xuất khẩu cá tra sẽ tăng trở lại ở các thị trường. Ngoài sản phẩm phile đông lạnh, xu hướng nhập khẩu cá tra chế biến sâu, có giá trị gia tăng và các sản phẩm phụ (bong bóng cá, chả cá tra) tiếp tục tăng.
Các doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể sẽ tăng nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất xuất khẩu và tăng gia công cho các thị trường Nhật Bản, Mỹ.
Vasep dự báo xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ hồi phục dần và khả quan hơn vào nửa cuối năm 2024. Với sự thích nghi, điều chỉnh bối cảnh thị trường của các doanh nghiệp sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản hồi phục trở lại mức 9,5 - 10 tỷ USD năm 2024; trong đó, ngành tôm hướng tới mục tiêu 4 tỷ USD, cá tra đạt khoảng 1,9 tỷ USD, còn lại là các mặt hàng hải sản dự báo thu về khoảng 3,6 - 3,8 tỷ USD.
Ông Trần Minh Nhựt đăng ký bán 500.000 cổ phiếu ACL Ông Trần Minh Nhựt, anh bà Trần Thị Vân Loan, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thuỷ sản Cửu Long An Giang (HOSE: ACL) đăng ... |
Nhộn nhịp các giao dịch cổ phiếu của lãnh đạo Thuỷ sản Cửu Long An Giang (ACL) Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu ACL tăng kịch trần trong phiên giao dịch ngày 01/06 và tiếp tục tăng tốt 4,8% ngay khi ... |
Thủy sản Cửu Long An Giang (ACL) lãi ròng giảm tới 90% trong năm 2023 Luỹ kế năm 2023, ACL ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.117 tỷ đồng, giảm 4,3% so với cùng kỳ; lợi nhuận trước thuế đạt ... |
Tiểu Vy