Chỉ số CIR, cách tính chỉ số CIR của ngân hàng
Chỉ số CIR (Cost to Income Ratio) hay còn gọi là chỉ số chi phí trên thu nhập. Chỉ số CIR của ngân hàng thể hiện tổng chi phí hoạt động của ngân hàng chiếm bao nhiêu phần trăm tổng doanh thu của ngân hàng đó, từ đó cho thấy mức độ hiệu quả trong vận hành của ngân hàng.
Công thức tính tỷ lệ chi phí trên thu nhập của ngân hàng
CIR = Tổng chi phí hoạt động / Tổng doanh thu hoạt động |
Trong đó:
Tổng doanh thu hoạt động = Thu nhập lãi thuần + Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ + Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối + (Lỗ)/Lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh + Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư + Lãi thuần từ hoạt động khác + Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần
Ví dụ: Tính tỷ lệ CIR của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (CTG) năm 2021
Trong năm 2020: Tổng chi phí hoạt động của CTG = 17.178 tỷ đồng
Tổng thu nhập hoạt động của CTG = 41.788 + 4.952 + 1.812 + 496 + 215 + 3.407 + 477 = 53.147 tỷ đồng
Dó đó tỷ lệ CIR của CTG năm 2021 = 17.178/53.147 = 32,3 %
Như vậy, trong năm 2021, chi phí hoạt động của ngân hàng CTG chiếm 32,3% tổng thu nhập của ngân hàng.
Ý nghĩa của chỉ số CIR của ngân hàng
CIR là thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động:
CIR được coi là thước đo để ngân hàng đánh giá một cách tổng quát và đa diện kết quả kinh doanh của mình. Với một chi phí nhất định, doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh doanh như thế nào, nếu thêm chi phí có làm tăng thu nhập và ngược lại hay không.
Tỷ lệ CIR càng thấp được coi là càng tốt. Để giảm CIR ngân hàng thường lựa chọn phương án tăng chi phí hoạt động, gia tăng hiệu quả hoạt động để từ đó tăng trưởng thu nhập nhiều hơn mức tăng chi phí hoạt động.
CIR được dùng để so sánh hiệu quả hoạt động giữa các ngân hàng:
Để đánh giá CIR của một ngân hàng là cao hay thấp thì cần so sánh với các ngân hàng khác trong ngành.
Để cải hiện hiệu quả hoạt động, thời gian gần đây nhiều ngân hàng đã đầu tư nhiều hơn vào công nghệ, phát triển nền tảng số để giành được nhiều hơn lợi thế trong kinh doanh, tiếp cận khách hàng và nguồn vốn với chi phí thấp.
Đối với nhà đầu tư CIR giúp cho họ có cái nhìn tổng quan về hiệu quả hoạt động của các ngân hàng từ đó lựa chọn được cổ phiếu tốt cho danh mục đầu tư.
Khi tìm hiểu cổ phiếu tiềm năng của ngành ngân hàng, bên cạnh chỉ số CIR, nhà đầu tư nên sử dụng thêm các chỉ số khác để phân tích tài chính của ngân hàng như chỉ số NIM, chỉ số CASA…
Cách cải thiện chỉ số CIR
Có rất nhiều phương pháp nhằm cải thiện chỉ số CIR, bản thân các ngân hàng và tổ chức tài chính luôn mong muốn tìm cách hiệu quả nhất để thực hiện điều này.
Việc liên tục cải thiện tốt hơn nhằm thỏa mãn nhu cầu giúp khách hàng dễ dàng chấp nhận, sẵn sàng bỏ ra nhiều chi phí để có được sự hài lòng trong quá trình sử dụng.
Cách thứ hai là ngân hàng nên tận dụng nguồn lực có sẵn như con người, công nghệ để có thể bắt kịp xu hướng thị trường, tiên phong dẫn đầu trong việc tìm ra cái mới, giải quyết nhu cầu khách hàng nhanh chóng, mang lại giá trị cao trong quá trình trải nghiệm của người dùng.
Nếu thị trường suy thoái ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thì các nhà đầu tư cũng trở nên e ngại với hình thức gửi tiền tiết kiệm do thu nhập từ lãi không còn hấp dẫn như trước.
Chính vì điều này, các ngân hàng đã và đang tìm cách để tạo ra nhiều giá trị hơn, xây dựng chiến lược kinh doanh đúng đắn, đón đầu xu thế, đáp ứng nhu cầu khách hàng hiệu quả nhất.
Diệp Quỳnh