Tổ chức FAO
Tổ chức FAO có 194 nước thành viên tính đến tháng 5 năm 2015. Các nước thiết lập và tham gia vào tổ chức FAO với tư cách ngoại giao và gắn kết bền vững, trong đó Việt Nam là nước liên hệ hợp tác với tổ chức FAO từ năm 1975. Sự liên kết bền vững trong hơn 45 năm qua của Việt Nam với tổ chức này đã góp phần thúc đẩy sự phát triển tích cực cho nền nông nghiệp của Việt Nam. Đồng thời, việc hợp tác cũng đã thu được những thành tựu to lớn từ các dự án tập trung.
Đây là Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc hay Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc. FAO được thành lập vào ngày 16/10/1945 tại Canada, một cơ quan thuộc Liên Hiệp Quốc. Trụ sở đầu tiên của FAO được đặt tại Washington DC, Mỹ cho đến năm 1951, tổ chức này được chuyển về Roma, Italia.
Ngân sách hoạt động là nguồn ngân sách thường xuyên do các nước thành viên của FAO đóng góp và nguồn từ Chương trình hỗ trợ tài chính được cấp chủ yếu từ Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) và Quỹ uỷ thác của các ngân hàng hoặc của các nước tài trợ. Năm 1993, nguồn ngân sách thường xuyên của FAO đạt 673,1 triệu USD, đến năm 2003, con số đó chỉ đạt khoảng 650 triệu USD.
Vai trò của tổ chức FAO trong nền kinh tế
FAO đóng vai trò quan trọng đối với thế giới và Việt Nam trong việc thể hiện sứ mệnh và trách nhiệm của mình.
Đối với thế giới
Nâng cao đời sống và tăng cường chế độ dinh dưỡng người dân: Các quốc gia tham gia vào tổ chức được thúc đẩy phát triển về chế độ dinh dưỡng. Bao gồm nâng cao đời sống, cải thiện dinh dưỡng, thúc đẩy phát triển sản xuất, cung cấp lương thực, thực phẩm.
Đóng vai trò trong sản xuất lương thực, nông sản: FAO là tổ chức có vai trò trong quá trình sản xuất với các dự án ở các nước thành viên. Đối với những nước nông nghiệp FAO thể hiện vai trò rõ ràng hơn bao giờ hết trong việc đẩy mạnh nguồn cung lương thực, thực phẩm.
Giải phóng nạn đói: Hầu như các nước thành viên của FAO có mức sống từ trung bình trở lên, xoá nạn đói trong hơn 10 năm trở lại đây. FAO đặt ra các mục tiêu về dưỡng, cung cấp lương thực thực phẩm, cải thiện nguồn cung lương thực. Tất cả nhằm giải phóng người dân thoát khỏi nạn đói.
Đối với Việt Nam
Trong hơn nhiều năm hợp tác và đồng hành cùng tổ chức, FAO có vai trò thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu nông nghiệp ở nước ta. Nhờ sự hỗ trợ của FAO mà Việt Nam đã kiểm soát được dịch bệnh để hoàn thành nhiều dự án, chính sách phát triển nông nghiệp.
Ngoài ra Việt Nam dần trở thành đối tác xuất khẩu của nhiều quốc gia. Tổng lượng xuất khẩu gạo và một số loại hạt khác hằng năm của nước ta nằm trong nhóm nhất nhì Đông Nam Á. Qua các số liệu cho thấy sự phát triển đi lên của nước ta nhờ sự hỗ trợ từ các tổ chức của Liên Hợp Quốc.
Mục tiêu của tổ chức FAO
Từ khi thành lập đến nay tổ chức FAO đã vạch ra các phương hướng, mục tiêu xúc tiến phát triển các dự án nông nghiệp trên nhiều quốc gia.
Xóa đói
Tổ chức FAO ra đời nhằm mục đích hỗ trợ các nước thành viên nâng cao mức sống của người dân. Tổ chức tăng cường sản xuất, chế biến cũng như cải thiện thị trường và phân phối các sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm.
FAO khuyến khích phát triển nông thôn đồng thời nâng cao điều kiện sống của người dân ở đây nhằm thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo. Hiện nay ở một số quốc gia vẫn còn diễn ra tình trạng nạn đói, mục tiêu của tổ chức FAO là mang đến sự trợ giúp các quốc gia thành viên có chiến tranh, thiên tai hay bệnh dịch.
Đẩy lùi tình trạng mất an ninh lương thực và suy dinh dưỡng
Hiện nay một số quốc gia trên thế giới đang gặp phải tình trạng bị cạn kiệt nguồn lương thực do các thiên tai như lũ lụt, hạn hán kéo dài. FAO được thành lập với mục tiêu cứu trợ và cải tạo nguồn cung để giảm thiểu tình trạng thiếu hụt thực phẩm. Qua đó hạn chế được vấn đề suy dinh dưỡng thường hay gặp ở trẻ em.
Đặc biệt đối với các vùng lãnh thổ đang bị mất tình trạng an ninh lương thực, thực phẩm. Tổ chức FAO còn có những cảnh báo riêng về tình trạng này trên phạm vi toàn thế giới.
Cải thiện năng suất nông nghiệp
Ứng dụng những đổi mới công nghệ, FAO đề ra mục tiêu cải thiện năng suất và tăng cường sản xuất. Ngoài những rủi ro mà ngành nông nghiệp hay đối mặt thì những bất ổn mới cũng xuất hiện, bao gồm:
Tình trạng gián đoạn bởi căng thẳng thương mại
Bệnh thực vật và động vật lây lan
Các quy định mới điều chỉnh các công nghệ di truyền thực vật
Thời tiết ngày càng khắc nghiệt.
Mục tiêu chính của tổ chức FAO là đưa ra các trợ giúp cụ thể nhằm nâng cao sản xuất nông nghiệp mang đến các tiêu chuẩn về dinh dưỡng của các quốc gia trên thế giới.
Sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên hợp lý
Một trong các nguyên nhân gây mất an ninh lương thực ở một số vùng là thuộc về yếu tố tự nhiên như bão lụt, hạn hán hay thiên tai kéo dài. Ngoài ra các khu rừng mưa nhiệt đới vẫn đang đối mặt với một mối đe dọa từ việc chăn thả gia súc đến việc mở rộng đất trồng trọt. Mục tiêu FAO đặt ra là cần phải áp dụng các giải pháp “đôi bên cùng có lợi” nhằm để vừa đảm bảo nguồn lương thực vừa không gây tổn hại đến tài nguyên rừng.
Các hoạt động sản xuất lương thực cần phải cải thiện đầu tiên về mặt cốt lõi. Trong đó mục tiêu của FAO đưa ra để nhằm giúp sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên hợp lý bao gồm các thành tố đất, nước, khí hậu và nguồn gen có lợi cho hiện tại cũng như tương lai.
Tìm hiểu về đơn vị yết giá chứng khoán, các quy định về đơn vị yết giá chứng khoán Khi nhà đầu tư mới tham gia giao dịch chứng khoán có thể chưa hiểu được hết các khái niệm liên quan về thị trường, ... |
Tìm hiểu về thuế chống bán phá giá, nguyên tắc áp dụng thuế chống bán phá giá Thuế chống bán phá giá là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào ... |
Tìm hiểu về vốn ODA, ưu và nhược điểm của nguồn vốn ODA Với mỗi quốc gia kém và đang phát triển hầu như sẽ có những khoản vay từ các quốc gia lớn hơn. Những khoản vay ... |
Minh Đức