Kịch bản cho VN-Index trong tháng 3/2023? |
Trong báo cáo chiến lược kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán tháng 3, Công ty Chứng khoán Tiên Phong – TPS cho biết, áp lực bán nhanh chóng gia tăng khi thị trường bước qua tháng 2/2023 và kéo VN-Index điều chỉnh trở lại sau khi phục hồi hơn 27% từ đáy tháng 11/2022. Kết phiên ngày 28/2, chỉ số chung mất 52,91 điểm so với thời điểm cuối tháng 01(tương ứng giảm 4,9%), rơi về mức 1.024,77 điểm đồng thời rơi khỏi mức 1.100 điểm và lui dần về ngưỡng tâm lý 1.000 điểm.
TPS nghiêng về kỳ vọng thị trường sẽ biến động đi ngang trong một kênh giá hướng xuống với cận trên là vùng 1.060 điểm và cận dưới là vùng 1.000 điểm để mở ra vị thế giao dịch trong ngắn hạn cho nhà đầu tư. Hình minh họa |
Nhịp sụt giảm của thị trường Việt Nam diễn ra cùng đà lao dốc của thị trường chứng khoán Mỹ và một số nước châu Á như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan... Có thể thấy, số liệu việc làm tại Mỹ chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi tạo ra thêm 517.000 việc làm trong tháng 1/2023, vượt xa dự báo 187.000 việc làm của các chuyên gia và mức tăng 260.000 việc làm của tháng 12/2022. Cùng với đó, CPI và PCE vẫn duy trì ở mức cao đã dập tắt hi vọng về việc FED sẽ nhanh chóng đảo ngược chính sách mà thay vào đó là quan ngại về chính sách thắt chặt tiền tệ sẽ vượt 5% trong thời gian tới.
Bước sang tháng 3, TPS cho rằng nhịp điều chỉnh này sẽ chững lại khi chỉ số lùi dần về mức hỗ trợ tâm lý 1.000 điểm. Tại đây, lực mua bắt đáy kỳ vọng sẽ được kích hoạt trở lại giúp đảo chiều xu hướng giảm trong ngắn hạn.
Bên cạnh đó, rủi ro về các cú sốc thông tin là khó có thể xảy ra cùng đòn bẩy đã không còn ở mức cao sau sự kiện call margin (dư nợ cho vay quý IV/2022 giảm mạnh 29,1% so với cùng kỳ, rơi về mức thấp nhất trong 6 quý trở lại đây). Do đó, vùng giá 1.000 điểm tương đương mức chiết khấu khoảng 10% so với mức đỉnh trong năm 2023 sẽ đủ hấp dẫn cho vị thế mua mới của nhà đầu tư trong ngắn hạn.
Theo TPS, P/E trailing của VN-Index hiện ở quanh mức 11,5 lần, thấp hơn rất nhiều so với mức P/E trung bình 5 năm là 16.x Cho cả năm 2023, TPS đánh giá tăng trưởng EPS của toàn thị trường dự kiến khoảng 13% và mức P/E forward định giá hiện tại chỉ tương đương 10.x.
Bên cạnh đó, khi so với các quốc gia trong khu vực, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đang hết sức hấp dẫn với P/E forward 2023 ở mức thấp nhưng lại có mức ROE thuộc nhóm cao nhất. Chính vì vậy, đây là thời điểm hợp lý để tích lũy những cổ phiếu có nội tại tốt hoặc kết quả kinh doanh vẫn đạt mức ổn định trong năm 2023.
(Nguồn: TPS). |
Với áp lực bán mạnh trong tháng 2, VN-Index đã lần lượt rơi khỏi các mốc hỗ trợ quan trọng và chỉ số đang dịch chuyển theo mô hình cái nêm hướng lên (rising wedge). Tuy nhiên, TPS vẫn nghiêng về kỳ vọng thị trường sẽ biến động đi ngang trong một kênh giá hướng xuống với cận trên là vùng giá quanh mức 1.060 điểm và cận dưới là vùng giá quanh 1.000 điểm để mở ra vị thế giao dịch trong ngắn hạn cho nhà đầu tư.
Dựa trên kỳ vọng này, TPS đưa ra ba kịch bản cho thị trường trong tháng 3 như sau:
Trong kịch bản tích cực, VN-Index sẽ phá vỡ kênh giá hướng xuống để một lần nữa hướng lên mức 1.120 điểm (tại đây có sự hiện diện của đường SMA 200 ngày và đỉnh tháng 1).
Trong kịch bản trung lập, VN-Index sẽ biến động đi ngang trong kênh giá hướng xuống với cận trên là vùng giá quanh mức 1.070 điểm và cận dưới là vùng giá quanh 1.000 điểm.
Ở kịch bản tiêu cực, nếu lực mua quanh ngưỡng 1.000 điểm không đủ để hấp thụ toàn bộ áp lực bán, VN-Index sẽ nhanh chóng rơi về vùng mức giá mục tiêu theo mẫu hình rising wedge là mức 900 điểm.
Điểm lại các giao dịch cổ phiếu đáng chú ý ngày 7/3/2023 Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam điểm lại và gửi đến quý độc giả tin tức về các giao dịch cổ ... |
Phiên giao dịch ngày 8/3/2023: Những cổ phiếu cần lưu ý Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu cần lưu ý cho phiên giao ... |
Nhận định chứng khoán ngày 8/3/2023: Thị trường có quán tính tăng điểm Thị trường ghi nhận phiên tăng điểm trong bối cảnh thanh khoản tăng ở gần mức trung bình 20 phiên, điều này cho thấy bên ... |
Quỳnh Nga