Trước thềm ĐHĐCĐ, Thượng tầng Victory Capital xáo trộn

24/04/2024 - 19:42
(Bankviet.com) Ông Nguyễn Tấn Thụ vừa có đơn xin từ nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT Công ty CP Victory Capital, đồng thời thôi làm Thành viên HĐQT công ty này.

Theo cập nhật mới nhất, ông Nguyễn Tấn Thụ đã có đơn xin từ nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT Công ty CP Victory Capital (HOSE: PTL) kể từ ngày 22/4, đồng thời thôi làm thành viên HĐQT công ty.

"Nay vì lý do cá nhân, tôi không thể tiếp tục đảm nhiệm chức vụ thành viên HĐQT tại công ty", ông đề xuất với ban quản trị và cổ đông. Vị này được bổ nhiệm làm chủ tịch Victory Capital từ giữa năm 2021 đến nay.

Ngay sau đó, Công ty thông báo ông Lê Hào đã được bầu giữ chức Chủ tịch HĐQT thay thế cho ông Thụ kế từ ngày 22/4. Ông Hào từng là Phó tổng giám đốc Công ty trước khi được bầu làm Thành viên HĐQT hồi tháng 2/2024.

Không chỉ chiếc ghế Chủ tịch HĐQT có biến động mà nhiều vị trí thượng tầng khác trong ban điều Victory Capital cũng xáo trộn. Gần nhất, ông Phan Anh Quân có đơn từ nhiệm Thành viên HĐQT từ ngày 3/4 dù mới đảm nhận vị trí này kể từ ngày 22/2.

Trong tháng 3, Công ty thông báo hủy bỏ ủy quyền công bố thông tin đối với bà Ngô Viết Ngọc Thanh, tiếp đó là bổ nhiệm bà Lê Thị Mỹ Trinh làm người phụ trách quản trị từ 19/3.

Còn trước đó, trong giai đoạn cuối 2023 - đầu 2024, các ông Rainer Frey, ông David Jackson, ông Lê Văn Vũ - ba Thành viên HĐQT khác cũng có đơn từ nhiệm với lý do cá nhân hay không sắp xếp được thời gian. Hay vào tháng 11/2023, Tổng giám đốc Lê Văn Vũ đã thôi việc để nhường vị trí cho bà Nguyễn Thị Kim Thoa.

3105-petroland
Victory Capital lại có biện động thượng tầng

Ở một diễn biến khác, Victory Capital sẽ tổ chức ĐHCĐ vào ngày 26/4 tới đây để lấy ý kiến về các nội dung trọng điểm là bầu nhân sự HĐQT, cũng như các tờ trình về phát hành cổ phiếu để trả nợ, chủ trương đầu tư các dự án...

Tính đến ngày 23/4, Công ty đã nhận được 3 đề cử cho 2 vị trí Thành viên HĐQT. Cụ thể, cổ đông Nguyễn Văn Vinh (sở hữu 20,1% cổ phần) đề ông Huỳnh Kim Tiến và ông Lê Văn Trọng làm ứng viên HĐQT. Cổ đông Đỗ Thị Hiền (sở hữu gần 24% vốn) đề cử ông Nguyễn Huỳnh Thanh Chương làm ứng viên.

Cũng theo tài liệu bổ sung, công ty dự kiến vay vốn các nhà đầu tư với tổng số tiền 1.000 tỷ đồng, bao gồm vay 300 tỷ đồng từ Công ty CP Grand House và 700 tỷ đồng từ ông Lê Thế Tình.

Ban lãnh đạo công ty nhận định ngành bất động sản sẽ bắt đầu ổn định trong năm 2024 và các năm tới, do đó HĐQT trình cổ đông thông qua chủ trương đầu tư dự án và phát triển quỹ đất, không giới hạn về quy mô và tổng mức đầu tư.

HĐQT cũng lấy ý kiến về chủ trương mua bán sáp nhập các doanh nghiệp có ngành nghề phù hợp với quy mô và định hướng của công ty, phát triển theo hình thức đầu tư tài chính để tạo ra hệ sinh thái phù hợp với sự phát triển kinh doanh.

Trong năm 2024, Victory Capital đặt mục tiêu doanh thu 159 tỷ đồng, gấp gần 5,9 lần cùng kỳ. Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế là 42,3 tỷ đồng, cao hơn 16,6 lần so với thực hiện năm ngoái.

Victory Capital (PTL) hoán đổi 1.000 tỷ nợ thành cổ phần

Công ty CP Victory Capital vừa có văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM về việc bổ sung nội dung họp ĐHĐCĐ thường niên 2024.

Đáng chú ý trong đó Victory Capital bổ sung dự thảo tờ trình phương án phát hành cổ phiếu để hoán đổi nợ. Cụ thể, công ty định phát hành 100 triệu cổ phiếu để hoán đổi nợ vay 1.000 tỷ đồng theo Nghị quyết số 70/NQ-VCG ngày 22/2/2024.

Cũng theo tờ trình này, giá đóng cửa trung bình 60 phiên từ 10/1/2024 đến 9/4/2024 của cổ phiếu PTL là 4.064 đồng/cổ phiếu. Giá trị sổ sách của công ty tại cuối 2023 là 4.777 đồng/cổ phiếu. Để đảm bảo lợi ích của cổ đông và khả năng phát hành thành công, tỷ lệ hoán đổi nợ được xác định là 10.000 đồng/cổ phiếu.

Số cổ phiếu phát hành sẽ được phân phối trực tiếp tới chủ nợ, cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng trong 1 năm kể từ ngày phát hành. Nếu phát hành thành công, PTL sẽ nâng vốn điều lệ lên gấp đôi, từ 1.000 tỷ lên 2.000 tỷ đồng.

Có thể thấy rõ ràng mức giá hoán đổi nợ cho một cổ phiếu mà PTL đưa ra đang cao hơn hẳn 2,5 lần so với giá cổ phiếu trung bình 60 phiên. Thậm chí nếu so sánh với giá trị sổ sách của công ty tại ngày 31/12/2023, mức giá hoán đổi cũng cao hơn 2 lần.

Như vậy, các chủ nợ của PTL khi hoán đổi nợ thành cổ phần đã vô tình chịu thiệt khi phải hoán đổi với mức giá cao hơn 2,5 giá thị trường. Chưa kể tới việc cổ phiếu hoán đổi còn bị giới hạn giao dịch 1 năm.

Trên thực tế thì việc xác định lợi và hại của phương án hoán đổi nợ thành cổ phần tại 1 thời điểm chỉ mang tính tương đối bởi giá cổ phiếu có thể lên xuống tùy thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng nếu nhìn vào lịch sử biến động giá của cổ phiếu PTL thì có thể thấy rằng mã này rất hiếm khi vượt qua ngưỡng 10.000 đồng/cổ phiếu trong hơn 10 năm trở lại đây.

Giai đoạn huy hoàng nhất của PTL chỉ kéo dài 5 tháng, từ tháng 10/2021 - 3/2022. Trong giai đoạn này, cổ phiếu PTL đạt đỉnh với 16.800 đồng/cổ phiếu và luôn duy trì trên mốc 10.000 đồng/cổ phiếu.

Còn lại, suốt thời gian hơn 10 năm trở lại đây PTL luôn duy trì dưới mệnh giá, phổ biến nhất quanh vùng giá 4.000 đồng/cổ phiếu. Trong phiên giao dịch gần nhất, PTL ghi nhận mức giá 3.970 đồng/cổ phiếu tại phiên 24/4/2024.

Chân dung nữ Tổng Giám đốc 8x vừa 'rút khỏi' HĐQT PGBank ngay trước ĐHĐCĐ

2 lãnh đạo khác cũng có đơn từ nhiệm vì lý do cá nhân trước thềm ĐHĐCĐ PGBank.

Kế hoạch lợi nhuận phân hóa, thị phần xáo trộn tại các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ

Theo khảo sát tại nhiều doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đứng top đầu về thị phân cho thấy, triển vọng tăng trưởng trong ...

Lãnh đạo cấp cao Hải Phát nộp đơn từ nhiệm trước thềm ĐHĐCĐ 2024

Trước thềm ĐHĐCĐ 2024, 3 thành viên ban lãnh đạo của Công ty CP Đầu tư Hải Phát (HOSE: HPX) - gồm 2 Thành viên ...

Tiểu Vy

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán