Đóng cửa phiên giao dịch ngày 6/3, VN-Index chỉ còn tăng nhẹ 2,41 điểm (+0,24%), đạt 1.027,18 điểm; HNX-Index tăng 1,67 điểm (+0,82%), đạt 206,56 điểm. Độ rộng toàn thị trường nghiêng về bên mua với 449 mã tăng và 292 mã giảm.
Trong rổ VN30 sắc xanh chiếm ưu thế với 17 mã tăng, 12 mã giảm và 1 mã tham chiếu. Thanh khoản thị trường vẫn duy trì ở mức thấp, khối lượng giao dịch của VN-Index chỉ đạt 421,9 triệu đơn vị, với giá trị 6,8 nghìn tỷ đồng. HNX-Index ghi nhận khối lượng giao dịch đạt 54,7 triệu đơn vị, với giá trị 800 tỷ đồng.
Sau khoảng thời gian giằng co, VN-Index xuất hiện dấu hiệu suy yếu sau 14h do áp lực điều chỉnh từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 như VCB, VNM, VJC, MSN… Kết phiên, VJC giảm 4,48%, lấy đi của chỉ số 0,6 điểm; MSN giảm 2,11%, lấy đi 0,55 điểm; VNM giảm 1,32%, lấy đi 0,51 điểm. Ngược lại, VHM (+2,81%), CTG (+1,98%) và NVL (+6,76%) là những mã ảnh hưởng tích cực nhất và đóng góp hơn 2,2 điểm cho VN-Index.
HNX-Index cũng có diễn biến tương tự khi nhiều cổ phiếu ghi nhận áp lực bán gia tăng trong phiên chiều. Kết phiên, KSF (+4,53%), DTK (+8,7%), CEO (+6,74%) là những mã đóng góp tích cực nhất cho chỉ số.
Trong phiên, khối tự doanh công ty chứng khoán bán ròng 106,3 tỷ đồng tổng cổ phiếu trên thị trường và 92,2 tỷ đồng chứng chỉ quỹ, chứng quyền trên sàn HOSE.
Trên sàn HOSE, khối tự doanh công ty chứng khoán mua khớp lệnh 114 tỷ đồng và bán khớp lệnh 227 tỷ đồng. Tổng cộng cả hai phương thức khớp lệnh và thỏa thuận, khối tự doanh bán ròng 113 tỷ đồng.
Với giao dịch chứng chỉ quỹ ETF nội, chứng quyền, khối tự doanh có sự đảo chiều. Ghi nhận giá trị chiều mua vào, bán ra với sản phẩm chứng chỉ quỹ, chứng quyền hôm nay đạt 12,5 tỷ đồng và 105 tỷ đồng, tương đương bán ròng 92,2 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối tự doanh giao dịch không đáng kể trong khi thị trường UPCoM khối tự doanh mua ròng 6,9 tỷ đồng.
Thống kê giao dịch theo từng mã, FUEVFVND bị bán mạnh nhất với 54,2 tỷ đồng, theo sau là E1VFVN30 (35,8 tỷ đồng), STB (10,4 tỷ đồng). Các cổ phiếu còn lại ghi nhận giá trị bán ròng trong khoảng từ 6 – 10 tỷ đồng là SSI, ACB, HPG, VPB, FPT, VNM và HDC.
Tại chiều mua, DGC dẫn đầu với 9,6 tỷ đồng, theo sau là MCH (7,1 tỷ đồng), MWG (5,3 tỷ đồng). Những mã còn lại ghi nhận giá trị mua ròng dưới 1 tỷ đồng có SSB, PNJ, SHB, FUEMAV30, POW, VND và OCB.
Giao dịch trên thị trường phái sinh, thanh khoản từ khối tự doanh giảm nhẹ so với phiên cuối tuần trước (3/3). Trong phiên hôm nay, khối tự doanh CTCK ưu tiên vị thế Mua (Long) trên thị trường phái sinh.
Cụ thể, khối này Mua (Long) 4.193 hợp đồng (tương đương 427,5 tỷ đồng), Bán (Short) 2.442 hợp đồng (tương đương 250 tỷ đồng). Tổng khối lượng giao dịch cả phiên là 6.635 hợp đồng với tổng giá trị 677,6 tỷ đồng.
Về giao dịch khối ngoại, khối này tiếp tục bán ròng gần 75 tỷ đồng trong phiên đầu tuần ngày 6/3, trong đó đáng chú ý danh mục mua vào tập trung chủ yếu là các mã ngân hàng, ngược lại xả bán cổ phiếu bất động sản.
Tính chung trên toàn thị trường trong phiên 6/3, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 7,59 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng tương ứng đạt 73,9 tỷ đồng, tăng 66,45% về lượng nhưng giảm 42,97% về giá trị so với phiên giao dịch cuối tuần trước ngày 3/3 (bán ròng 129,58 tỷ đồng).
Nhận định chứng khoán ngày 7/3/2023: VN-Index kiểm định lại vùng 1.010 – 1.020 điểm Thông tin về Nghị định 08/2023/NĐ-CP được ban hành giúp thị trường khởi sắc trong phiên sáng, tuy nhiên áp lực chốt lời rất lớn ... |
Nhận định chứng khoán ngày 7/3/2023: Xu hướng thị trường phái sinh Các chuyên gia phân tích và công ty chứng khoán đưa ra nhận định về thị trường phái sinh cho ngày giao dịch 7/3/2023. Tạp ... |
Khối ngoại tiếp đà bán ròng phiên 6/3, gom cổ phiếu ngân hàng, xả mạnh nhóm bất động sản Phiên giao dịch ngày 6/3, khối ngoại tiếp tục bán ròng gần 75 tỷ đồng, trong đó đáng chú ý danh mục mua vào tập ... |
Thanh Tùng