Ukraine đang trở thành bãi chứa hạt nhân, có thể tạo ra “bom bẩn”

26/06/2024 - 20:38
(Bankviet.com) Tướng Nga cho biết, việc nhập khẩu các chất phóng xạ sang Ukraine có thể biến nước này trở thành bãi chứa hạt nhân.
Nga chuyển hướng xuất khẩu khí đốt sang Trung Quốc; Anh đầu tư vào lĩnh vực hạt nhân Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 7/5/2024: Nga diễn tập vũ khí hạt nhân chiến thuật “răn đe” phương Tây tại Ukraine? Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 1/6/2024: Ông Biden đang kéo thế giới vào cuộc đối đầu hạt nhân?

Trung tướng Igor Kirillov, Tư lệnh Lực lượng Phòng thủ hạt nhân, sinh học và hóa học của Nga thông tin, người đứng đầu văn phòng Tổng thống Ukraine đang chịu trách nhiệm cung cấp vật tư.

Các chất phóng xạ tiếp tục được nhập khẩu vào Ukraine để xử lý tiếp, điều này đang biến đất nước này thành bãi chứa nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng và chất thải hóa học nguy hiểm”, ông Kirillov nói.

Các tuyến cung cấp chính được tổ chức thông qua Ba Lan và Romania, trong khi các vấn đề về tổ chức hậu cần và tài chính được giám sát trực tiếp bởi người đứng đầu văn phòng Tổng thống Ukraine, Andriy Ermak”, Trung tướng Nga nhấn mạnh.

Nga: Ukraine đang trở thành bãi chứa hạt nhân, có thể tạo ra “bom bẩn”
Ukraine đang trở thành bãi chứa hạt nhân. Ảnh: RIA Novosti

Ngoài ra, tại cuộc họp ngắn về các hoạt động quân sự - sinh học của Mỹ và Ukraine, ông Kirillov cho hay, các nước phương Tây tiếp tục nhập hóa chất phóng xạ vào Ukraine để xử lý nhưng có thể dùng làm "bom bẩn". “Những chất này có thể được sử dụng để tạo ra cái gọi là ‘bom bẩn’”, ông Kirillov lưu ý.

"Bom bẩn" là một thiết bị nổ thông thường có chứa chất phóng xạ, có thể là urani, plutoni, hoặc các thành phần phụ từ chất thải phóng xạ khác như hoạt động phát điện hạt nhân hoặc y học phóng xạ. Khi bom nổ, chất phóng xạ sẽ phát tán ra diện rộng, khiến một khu vực lớn nhiễm phóng xạ. Loại bom này được thiết kế với mục đích chính là gây thương vong bằng chất phóng xạ.

Tuy nhiên, “bom bẩn” không gây ra vụ nổ hạt nhân, và do đó không hủy diệt vật chất trên diện rộng giống như vũ khí hạt nhân. Thay vào đó, mục đích chính của chúng là phát tán ô nhiễm phóng xạ ra các khu vực trong phạm vi tới hàng chục hoặc thậm chí hàng trăm km. “Bom bẩn” sẽ gây nguy hại cho sức khỏe người dân xung quanh hoặc lực lượng chiến đấu.

Trước đây, ông Kirillov khẳng định Ukraine có sức mạnh công nghệ và nguồn dự trữ phóng xạ dồi dào để chế tạo “bom bẩn”.

Theo đó, Kiev sở hữu khoảng 1.500 tấn nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng tại ba nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động và 22.000 tổ hợp nhiên liệu đã qua sử dụng được lưu trữ tại kho chứa chất thải của Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl không còn tồn tại, bao gồm Urani-235 và Plutoni-239 - đồng vị phân hạch chính được sử dụng trong vũ khí hạt nhân.

Ngoài ra, ông Kirillov chỉ ra, Kiev cũng có khả năng lưu trữ hàng chục nghìn m3 chất thải phóng xạ tại một số cơ sở xử lý chất thải và có thể khai thác tới 1.000 tấn quặng urani mỗi năm.

Hơn nữa, vị sĩ quan này nhấn mạnh, Ukraine có bí quyết khoa học cho phép họ dễ dàng chế tạo bom bẩn, bao gồm Viện Vật lý và Công nghệ Kharkov từng tham gia chế tạo vũ khí hạt nhân của Liên Xô và Viện Nghiên cứu Hạt nhân của Học viện Khoa học Ukraine, nơi vận hành lò phản ứng nghiên cứu BBP-M.

Hải Linh

Theo: Báo Công Thương