VN-Index đã trải qua tháng 7/2024 với nhiều biến động mạnh khi 02 tuần đầu tiên tăng điểm từ vùng 1.240 điểm lên vùng giá 1.300 điểm, sau đó chịu áp lực điều chỉnh mạnh trong 2 tuần sau đó về vùng hỗ trợ quanh 1.220 điểm mới phục hồi trở lại trong những phiên cuối tháng. Qua đó VN-Index kết thúc tháng 7/2024 vẫn tăng nhẹ 0,5% so với tháng 6 lên mức 1.251,51 điểm, duy trì trong vùng giá 1.245 điểm - 1.255 điểm tương ứng giá cao nhất năm 2023.
VN30 tích cực hơn khi tăng 1,62% lên mức 1.299,09 điểm, trên vùng giá cao nhất năm 2023, 1260 điểm -1270 điểm và dưới vùng kháng cự mạnh, tâm lý 1.300 điểm - 1.307 điểm tương ứng giá cao nhất tháng 3/2024. Mặc dù VN-Index biến động hẹp trong tháng 7, tháng chờ các thông tin kết quả kinh doanh quí II, nhưng thị trường phân hóa theo chiều hướng kém tích cực, đa số chịu áp lực điều chỉnh mạnh, phục hồi kém, trong khi chỉ duy trì số ít mã tích lũy tốt, tăng giá.
Đối với chỉ số ngành, có 5 chỉ số ngành tăng điểm so với tháng trước trong đó 3 chỉ số ngành tăng điểm nhiều nhất là chỉ số ngành chăm sóc sức khỏe (VNHEAL) tăng gần 3%, chỉ số ngành tiêu dùng thiết yếu (VNCONS) tăng 2,4%, chỉ số ngành tài chính (VNFIN) tăng 2,1%.
Trong số các chỉ số giảm điểm, 3 chỉ số giảm điểm nhiều nhất gồm chỉ số ngành vật liệu xây dựng (VNMAT), chỉ số ngành dịch vụ tiện ích (VNUTI) và chỉ số ngành bất động sản (VNREAL) giảm lần lượt gần 4%, 2,9 % và 2,7%.
Thanh khoản thị trường cổ phiếu sụt giảm trong tháng 7. Cụ thể, khối lượng giao dịch bình quân đạt hơn 633 triệu cổ phiếu/ngày với giá trị giao dịch bình quân đạt hơn 16.848 tỷ đồng/ngày, tương ứng giảm 26% về khối lượng và giảm 26,5% về giá trị so với tháng trước.
Ở thị trường giao dịch chứng quyền có bảo đảm (CW), khối lượng giao dịch bình quân đạt trên 41,4 triệu CW/ngày với giá trị giao dịch bình quân đạt 37,3 tỷ đồng/ngày; tương ứng tăng trên 3% về khối lượng và giảm 15,7% về giá trị so với tháng 6/2024.
Về phần giao dịch chứng chỉ quỹ ETF, khối lượng giao dịch bình quân chứng chỉ quỹ ETF đạt 5.22 triệu ETF với giá trị giao dịch bình quân đạt hơn 120 tỷ đồng, tương ứng giảm hơn 42% về khối lượng và giảm 50,35% về giá trị giao dịch so với tháng 6/2024.
Khối ngoại tiếp tục bán ròng trong tháng 7. Tổng giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trong tháng 7/2024 đạt trên 90.456 tỷ đồng, chiếm 11,7% tổng giá trị giao dịch của toàn thị trường. Nhà đầu tư nước ngoài đã thực hiện bán ròng trong tháng với giá trị hơn 8.229 tỷ đồng.
Tính đến hết ngày 31/7/2024, HOSE có 534 mã chứng khoán đang niêm yết và giao dịch, gồm 395 mã cổ phiếu, 4 mã chứng chỉ quỹ đóng, 15 mã chứng chỉ quỹ ETF và 120 mã chứng quyền có bảo đảm với tổng khối lượng chứng khoán niêm yết đạt hơn 164 tỷ chứng khoán. Giá trị vốn hóa cổ phiếu trên HOSE đạt hơn 5,12 triệu tỷ đồng, tương đương 50,12% GDP năm 2023 (GDP theo giá hiện hành), chiếm 94% tổng giá trị vốn hóa cổ phiếu niêm yết toàn thị trường.
Trong tháng, có 1 mã cổ phiếu được chấp thuận niêm yết và chính thức đưa vào giao dịch trên HoSE, là cổ phiếu của Công ty CP Chứng khoán DNSE (DSE).
Tới cuối tháng 7, trên HOSE có 39 doanh nghiệp có vốn hóa hơn 1 tỷ USD, trong đó có 2 doanh nghiệp có vốn hóa trên 10 tỷ USD là Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB) và Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BID).
Không “cam chịu” việc bị hủy niêm yết bắt buộc, Xây dựng Hòa Bình (HBC) đưa lý do phản đối Xây dựng Hòa Bình cho rằng việc HOSE căn cứ vào tiền lệ trước đây (lịch sử áp dụng) để xem xét hủy niêm yết ... |
Sở GDCK Việt Nam (VNX) lãi hơn 6 tỷ mỗi ngày, hoàn thành 41% kế hoạch lợi nhuận sau 1 quý Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX) công bố kết quả kinh doanh quý 1/2024 với kết quả thực hiện được 21% và 41% ... |
HoSE cần chủ động, sáng tạo, bản lĩnh hơn trong thực thi nhiệm vụ và chú ý đến chính sách thu hút nhân tài Chiều ngày 13/6, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có buổi làm việc với Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí ... |
Đức Anh