Theo đó, Top 10 công ty chứng khoán có giá trị môi giới lớn nhất trên HOSE gồm: VPS, SSI, VNDirect, Mirae Asset Việt Nam, HSC, VCI, MBS, TCBS, KIS và VDSC.
Cụ thể, VPS tiếp tục giữ vững vị trí số 1 về thị phần môi giới cổ phiếu với 14,81%. Đây cũng là quý thứ 8 liên tiếp VPS đạt vị trí thị phần số 1 sàn HoSE, mặc dù con số này thấp hơn khá nhiều so với mức 18,71% trong quý III/2022. Sự suy giảm này, theo nhiều ý kiến, là do khách hàng chủ đạo của VPS là nhà đầu tư cá nhân - đối tượng có giao dịch thận trọng hơn trong quý IV.
Vị trí thứ 2 thuộc về Chứng khoán SSI với thị phần 9,96%, tăng nhẹ so với quý III/2022; Chứng khoán VNDirect vị trí thứ ba với thị phần 7,51%, giảm 0,21% so với quý III/2022. Vị trí thứ tư tiếp tục thuộc về MAS với 6,31% thị phần môi giới.
Vị trí thứ 5 không thay đổi thuộc về HSC với 6,19%, tăng 0,61% so với quý III/2022; Chứng khoán Bản Việt (VCSC) từ vị trí thứ 8 của quý III/2022 với 4,49% thị phần lên vị trí thứ 6 với 5,14%. Ở chiều ngược lại, Chứng khoán TCBS từ vị trí thứ 6 trong quý III/2022 với 5,23% xuống vị trí thứ 8 với 3,73%.
Đặc biệt, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) lọt vào top 10 thị phần quý IV/2022 với 3,24%, trong khi FPTS chính thức rời top (quý III/2022, FPTS đứng vị trí thứ 9 với 2,99%).
Tính chung chung cả năm 2022, VPS tiếp tục dẫn đầu thị phần môi giới trên HOSE với 17,38% thị phần. Đây cũng năm thứ 2 liên tiếp, công ty này dẫn đầu thị phần trên HOSE. Như vậy, VPS đã vươn lên dẫn đầu thị phần tại HOSE và giữ vững vị trí này kể từ quý I/2021 đến nay.
Đứng vị trí thứ 2 là SSI với 9,84% thị phần; VNDS là 7,88%; HSC 5,72%, MAS 5,47%. Các vị trí còn lại thuộc về là TCBS với 5,12%, VCSC với 4,72%, MBS với 4,63%, FPTS 3,21% và KIS với 2,87%.
Trên sàn HNX, năm 2022, VPS cũng dẫn đầu với thị phần vượt trội 21,16%, tăng gần 5%. Các công ty còn lại trong Top 10 thị phần của sàn này là VND, SSI, TCBS, MBS, FPTS, Mirae Asset, KB Việt Nam, BSC, VCBS. Thành viên trong bảng xếp hạng khá quen thuộc, tuy nhiên, cũng có sự thay đổi nhỏ về thị phần. Chẳng hạn, SSI, Mirae Asset, HSC, VCI, KIS có sự gia tăng thị phần.
Trên thị trường UPCoM đứng đầu vẫn là VPS với 23,22% thị phần, tương đương với tổng thị phần của 3 công ty xếp ngay sau là VND, SSI và TCBS. Trong khi VPS mở rộng thêm được 1,27% thị phần UPCoM trong năm 2022 thì VND và MBS cũng chứng kiến thị phần tăng nhẹ, ở mức 0,47 và 0,02 điểm phần trăm. Phần còn lại đều chứng kiến thị phần giảm nhẹ trong năm 2022.
Ở mảng môi giới chứng khoán phái sinh, chứng khoán Phú Hưng lần đầu tiên lọt vào top 10 với 1,75% thị phần, trong khi các công ty khác như VPS, Mirae Asset hay FPTS hay BSC đều tăng được thị phần. Đáng kể nhất phải kể đến VPS với thị phần tăng thêm được hơn 2 điểm phần trăm, mức tăng cao nhất về số tuyệt đối so với các công ty khác trong Top 10. Có một điểm đáng lưu ý là thị phần của các công ty chứng khoán lớn khác như HSC, SSI hay VND đều giảm, trong đó HSC giảm mạnh nhất (gần 3 điểm phần trăm).
Một trong những nguyên nhân tác động đến thị phần là cơ cấu giao dịch trong quý có chút thay đổi, nếu như nhà đầu tư cá nhân giao dịch có phần thận trọng hơn thì khối ngoại hoạt động sôi nổi.
Trong năm 2022, khối ngoại mua ròng 29.300 tỷ đồng, riêng quý 3 là gần 29.000 tỷ đồng, giúp các công ty chứng khoán có thị phần môi giới nước ngoài lớn như VCI, SSI, HSC… gia tăng thị phần. Bên cạnh đó, việc thay đổi thị phần còn đến từ sự di chuyển của khách hàng từ công ty chứng khoán này sang công ty chứng khoán khác.
Đặc biệt, ở tệp khách hàng lớn, khách hàng VIP trong nhịp giảm tàn khốc tháng 11/2022, chủ yếu do lệnh bán cưỡng bức (force sell) được kích hoạt, hệ quả của việc cổ phiếu giảm sâu, dẫn đến không đảm bảo tỷ lệ ký quỹ an toàn của các công ty chứng khoán. Các lệnh bán force sell lần này là đồng loạt, quyết liệt, diễn ra ở rất nhiều cổ phiếu, kể cả những cổ phiếu có cơ bản tốt và diễn ra ở nhiều công ty.
“Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp tích luỹ tài sản tốt, có lẽ vài trăm tỷ đồng với họ là mất mát nhưng không mất hết. Nhưng với những nhà đầu tư thuần tuý, các nhịp giảm của thị trường năm qua, đặc biệt những đợt force sell, họ gần như mất hết, rất đau xót”, một môi giới có 10 năm trong nghề chia sẻ về một năm khốc liệt của thị trường chứng khoán.
Cùng câu chuyện với môi giới trên, nhiều môi giới cho biết, việc tốc lực tìm kiếm thêm khách hàng cho năm sau là nhiệm vụ thách thức, lý do chính là khách hàng cũ không còn bao nhiêu. Họ đã rời bỏ thị trường, hoặc các khách hàng lớn đã chuyển sang công ty chứng khoán khác để có chính sách margin “mềm mỏng” hơn.
Ở nhiều nhóm môi giới, số lượng khách hàng cá nhân cũng giảm hẳn do tài khoản thua lỗ vì tự đầu tư, hoặc có phần đến từ chất lượng tư vấn yếu kém, thiếu kinh nghiệm khi thị trường “đổ đèo”. Bản thân công ty chứng khoán cũng chưa có chiến lược phát triển đội ngũ môi giới bài bản do thời gian “tái hoạt động” còn khá ít (chỉ khoảng từ năm 2020 khi thị trường chứng khoán bắt đầu sôi động).
Tự doanh tiếp đà mua ròng hơn 300 tỷ đồng phiên 17/1, tâm điểm HPG và VPB Phiên giao dịch ngày 17/1, khối tự doanh công ty chứng khoán mua ròng 319 tỷ đồng tổng cổ phiếu trên thị trường trong khi ... |
Tiền nội giao dịch trái chiều, nhà đầu tư cá nhân bán ròng hơn nghìn tỷ phiên 17/1 Phiên giao dịch ngày 17/1, trong khi nhà đầu tư tổ chức trong nước mua ròng 267,5 tỷ đồng, phía các nhà đầu tư cá ... |
Chứng khoán VIX (VIX) mua thành công 15 triệu cổ phiếu GEX Ngày 17/1, Công ty CP Chứng khoán VIX (HOSE: VIX) đã có thông báo gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng ... |
Quỳnh Nga