Xuất khẩu cà phê Việt Nam vượt mốc giá trị lịch sử ngành, đứng thứ 2 thế giới với 80 quốc gia là đối tác

08/12/2024 - 03:17
(Bankviet.com) Xuất khẩu cà phê Việt Nam đang đứng trước một năm đầy triển vọng khi dự báo sẽ đạt giá trị hơn 5,5 tỷ USD – mức cao nhất trong lịch sử ngành hàng. Đây không chỉ là dấu ấn quan trọng, mà còn khẳng định vị thế của Việt Nam trên thị trường cà phê toàn cầu.

Giá cà phê biến động mạnh: Làm thế nào để người nông dân phòng ngừa rủi ro hiệu quả?

Giá cà phê hôm nay 7/12: Tăng mạnh chưa từng thấy, xuất khẩu lập kỷ lục mới

Kỳ vọng vượt mốc lịch sử 5,5 tỷ USD trong năm 2024

Theo Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam, ngành cà phê Việt Nam đã xuất khẩu đến hơn 80 quốc gia trên toàn thế giới. Trong đó, có 10 thị trường đạt kim ngạch trên 100 triệu USD, với Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục là đối tác lớn nhất.

Xuất khẩu cà phê có thể mang về hơn 5,5 tỷ USD
Xuất khẩu cà phê có thể mang về hơn 5,5 tỷ USD

Cụ thể, xuất khẩu cà phê sang EU trị giá đạt 2 tỷ USD, tăng 41% so với niên vụ trước, chiếm 38% về lượng và 37% về kim ngạch trong tổng xuất khẩu cà phê của Việt Nam.

Việt Nam hiện là quốc gia sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới và xếp thứ 2 về tổng sản lượng xuất khẩu, chỉ sau Brazil. Giá trị xuất khẩu cà phê không ngừng tăng nhờ chất lượng được cải thiện và ngày càng nhận được sự công nhận từ thị trường quốc tế.

Năm 2024, ngành hàng cà phê đặt mục tiêu đạt giá trị hơn 5,5 tỷ USD, xác lập kỷ lục mới trong lịch sử xuất khẩu của Việt Nam.

Chiến lược phát triển bền vững cho ngành cà phê

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, để ngành cà phê phát triển bền vững, cần tập trung vào các giải pháp chiến lược dài hạn.

“Quan điểm là ổn định diện tích trồng cà phê hiện có, rà soát lại diện tích không phù hợp để chuyển sang cây trồng khác hiệu quả hơn; không chạy theo số lượng, mà quan tâm đến chất lượng”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết.

Cùng với đó, Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp cùng các bộ, ngành, Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam xây dựng các thương hiệu cà phê địa phương với đặc trưng riêng. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường và nâng cao giá trị xuất khẩu.

Đề xuất các chính sách hỗ trợ chuỗi ngành hàng từ sản xuất, chế biến đến thương mại bền vững. Phát triển mô hình sản xuất kinh tế tuần hoàn, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Thị trường và giá cà phê: Nguồn cung hạn chế, giá tăng cao

Những ngày đầu tháng 12/2024, giá cà phê trên cả hai sàn giao dịch lớn của thế giới ghi nhận mức tăng mạnh.

Phân tích về thị trường cà phê trên thế giới và trong nước hiện nay, một số chuyên gia cho rằng, nguyên nhân giá cà phê tăng mạnh là do nguồn cung hạn chế và nhu cầu tăng cao tại ác thị trường lớn, đặc biệt là châu Âu và Mỹ.

Từ đó chuyên gia dự báo, giá cà phê có thể tiếp tục duy trì ở mức cao trong thời gian tới, đặc biệt khi Việt Nam và Brazil – hai quốc gia xuất khẩu chủ lực – đang phải đối mặt với điều kiện thời tiết bất lợi.

Ngọc Lan

Ngọc Lan

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán