Xuất khẩu tuần từ 11-17/3: Chè đứng top 5 thế giới, 2 tháng thu về gần 30 triệu USD Xuất khẩu tuần từ 18-24/3: Rau quả của Việt Nam vượt 1 tỉ USD trong quý đầu tiên năm 2024 |
Cà phê lọt vào top câu lạc bộ xuất khẩu tỷ USD
3 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 13,53 tỷ USD, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá trị xuất siêu đạt 3,36 tỷ USD, tăng 96,5%.
Trong tháng Ba này, giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 4,85 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, nông sản chính 2,75 tỷ USD (tăng 31,1%), lâm sản chính 1,22 tỷ USD (giảm 0,3%), thủy sản 653 triệu USD (giảm 14,6%), chăn nuôi 43,6 triệu USD (tăng 8,3%).
5 mặt hàng vào top “câu lạc bộ xuất khẩu tỷ USD”, gồm: Lâm sản với 3,61 tỷ USD, rau quả 1,23 tỷ USD, gạo 1,37 tỷ USD, cà phê 1,9 tỷ USD và thuỷ sản 1,86 tỷ USD. |
Tính chung 3 tháng, các nhóm hàng xuất khẩu đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, nông sản 7,46 tỷ USD, tăng 31,1%; lâm sản 3,61 tỷ USD, tăng 18,8%; thủy sản 1,86 tỷ USD, tăng 1,9%; chăn nuôi 113 triệu USD, tăng 4,8%, đầu vào sản xuất 481 triệu USD, tăng 8,3%.
Đến hết tháng 3, đã có 5 mặt hàng vào top “câu lạc bộ xuất khẩu tỷ USD”, gồm: Lâm sản với 3,61 tỷ USD, rau quả 1,23 tỷ USD, gạo 1,37 tỷ USD, cà phê 1,9 tỷ USD và thuỷ sản 1,86 tỷ USD.
Nhiều nông sản có giá xuất khẩu bình quân tăng như giá xuất khẩu gạo 661 USD/tấn tăng 5%; cà phê 2.373 USD/tấn, tăng 6,8%; cao su 1.462 USD/tấn, tăng 5,1%; hạt tiêu 4.153 USD/tấn, tăng 35,6%.
Xuất khẩu tôm hùm lấy lại đà tăng trưởng
Trong 3 tháng qua, tôm hùm là một mặt hàng có sự đột phá khi giá trị và khối lượng xuất khẩu tăng tới 18 lần so với cùng kỳ năm ngoái đạt gần 30 triệu USD.
Cùng với sự tăng tốc của xuất khẩu cá tra thì tôm hùm cũng là một mặt hàng có sự đột phá khi giá trị và khối lượng xuất khẩu tăng tới 18 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Đạt gần 30 triệu đô la mỹ. Những khó khăn về đầu ra đang dần được giải quyết. Bà con nuôi tôm hùm năm nay được mùa và cũng được giá vì thế theo dự báo, giá trị xuất khẩu sẽ tiếp tục tăng trong những tháng tới.
Tôm hùm là một mặt hàng có sự đột phá khi giá trị và khối lượng xuất khẩu tăng tới 18 lần so với cùng kỳ năm ngoái đạt gần 30 triệu USD. |
Có hai loại tôm hùm được nuôi tại vùng biển các tỉnh Nam Trung bộ. Đó là tôm hùm xanh và tôm hùm bông. Từ giữa năm ngoái, tôm hùm bông bế tắc đầu ra, sau khi Trung Quốc đưa tôm hùm bông vào danh mục các loài động vật hoang dã nguy cấp cần được bảo vệ.
Riêng đối với tôm hùm xanh, hai tháng đầu năm cũng là dịp Tết Nguyên đán nên lượng tôm hùm xanh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng gấp 80 lần so với cùng kỳ với kim ngạch gần 28 triệu đô la Mỹ. Giá tôm hùm xanh, từ 800 ngàn đồng/kg trong năm ngoái giờ vượt mức 1 triệu đồng/kg.
Tôm hùm hay các loại cá biển giá trị cao sẽ là đối tượng để cụ thể hóa chủ trương tăng nuôi, giảm đánh bắt của ngành thuỷ sản trong 5-10 năm tới. Trên cơ sở này, nuôi biển và bảo tồn sẽ là 2 lĩnh vực được đẩy mạnh, hướng đến việc Việt Nam sẽ có sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu dán nhãn xanh, giảm phát thải.
Xuất khẩu thủy sản bứt phá trong 3 tháng đầu năm
Trong 3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu thủy sản đã có những tín hiệu tích cực khi đạt mức 1,86 tỷ USD.
Xuất khẩu thủy sản 3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu thủy sản đã có những tín hiệu tích cực khi đạt mức 1,86 tỷ USD. |
Trong 15 thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam thì Nhật Bản, Hoa Kỳ và Trung Quốc là 3 thị trường chính. Đáng chú ý, những căng thẳng trên Biển Đỏ đang gây khó khăn trong quá trình vận tải hàng hóa, ảnh hưởng tới xuất khẩu tôm sang Mỹ, EU… nhưng xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc lại gia tăng nhờ thuận lợi về vị trí, giảm chi phí logistics so với các đối thủ như Ecuador, Ấn Độ hay Indonesia.
Trong đó, xuất khẩu sang trường Hoa Kỳ bứt phá mạnh hơn hẳn, với mức tăng trưởng 16% đạt 330 triệu USD; xuất khẩu sang Nhật Bản tương đương cùng kỳ; trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) tăng 15%.
Trong năm 2024, ngành thủy sản đã đặt ra mục tiêu, diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 1,3 triệu ha. Tổng sản lượng thủy sản hơn 9,27 triệu tấn, trong đó sản lượng khai thác hơn 3,5 triệu tấn, sản lượng nuôi trồng hơn 5,6 triệu tấn (tăng 5% so với ước năm 2023). Kim ngạch xuất khẩu thủy sản ước đạt 9,5 tỷ USD.
Thêm một loại sầu riêng sắp được xuất khẩu sang Trung Quốc
Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa yêu cầu các địa phương rà soát, tổng hợp các vùng trồng, cơ sở đóng gói dừa tươi và sầu riêng đông lạnh xuất khẩu sang Trung Quốc và gửi kết quả tổng hợp danh sách về cục trước ngày 1/4.
2 tháng đầu năm, xuất khẩu sầu riêng đạt 172 triệu USD, tăng gần 200% so với cùng kỳ |
Cục Bảo vệ thực vật yêu cầu các địa phương thông báo và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký vùng trồng, cơ sở đóng gói dừa tươi và cơ sở đóng gói sầu riêng đông lạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Đồng thời rà soát, kiểm tra và đánh giá thực địa và tổng hợp sách các vùng trồng, cơ sở đóng gói dừa tươi (quả có vỏ xanh, dừa gọt vỏ) và cơ sở đóng gói sầu riêng đông lạnh (quả sầu riêng có vỏ, sầu riêng xay nhuyễn và cơm sầu riêng không có vỏ) có đủ hồ sơ, trang thiết bị máy móc đáp ứng các yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu.
Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, trong 2 tháng đầu năm, xuất khẩu sầu riêng đạt 172 triệu USD, tăng gần 200% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trung Quốc là thị trường dẫn đầu với 92% thị phần, Thái Lan thứ 2 với hơn 6% thị phần. Trung Quốc hiện là thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn nhất thế giới nhưng chỉ trồng được thí điểm ở đảo Hải Nam với sản lượng rất ít.
Nguồn cung sầu riêng cho Trung Quốc chủ yếu từ Thái Lan, Việt Nam, Malaysia,… Trong khi Thái Lan được phép xuất khẩu cả sầu riêng tươi và sầu riêng đông lạnh trong khi Việt Nam hiện chỉ mới xuất khẩu sầu riêng tươi còn Malaysia chỉ xuất khẩu dạng đông lạnh.
Ngọc Ngân