Khuyến nghị VIB với giá mục tiêu 28.600 đồng/cp
VPBankS nhận định, VIB là ngân hàng hoạt động hiệu quả có chỉ số chi phí trên thu nhập top 4 thị trường nhờ chuyển đổi số toàn diện, biên lãi ròng cao chỉ sau VPB và duy trì tốt trong 2023, top 4 ROA và top 2 ROE toàn ngành liên tục trong nhiều năm, xử lý nợ xấu tốt trong năm vừa rồi khi thu nhập xử lý nợ tăng 84% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngoài ra, VPBankS cho rằng, VIB có tiềm năng tăng trưởng tín dụng lớn. Sự phục hồi của mảng vay tiêu dùng và sản phẩm thẻ: kỳ vọng động lực từ tiêu dùng trong nước trở lại cùng với nền lãi suất thấp hơn. Hết quý III/2023, tăng trưởng tín dụng của VIB đạt 5,5%, trong đó, 4,5% hoàn thành chỉ trong quý II/2023. Hết quý IV/2023, VIB đã đẩy hết room tín dụng là 14,2%.
Năm 2024, VIB đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng là 20%. VPBankS cho rằng, nếu VIB năm nay đẩy hết hạn mức cho mảng khách hàng doanh nghiệp thay thế cho mảng cho vay mua ô tô đã không còn phù hợp để tăng trưởng tín dụng trong bối cảnh kinh tế hiện nay, đồng thời mở thêm sản phẩm thẻ cho khách hàng VIP và có nhiều gói ưu đãi cho vay nhà ở xã hội thì tăng trưởng tín dụng năm nay hoàn toàn có cơ sở để đạt được.
Dư nợ ngành Bất động sản & Xây dựng trên tổng dư nợ thấp so với hệ thống. Đến hết 2023 là 1,4% so với trung bình ngành là 17,6%. Danh mục đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp ít so với ngành và các ngân hàng định hướng bán lẻ khác.
Ngoài ra, VIB cũng hài hòa giữa cổ tức và tăng trưởng. Ngân hàng có truyền thống trả cổ tức đều đặn bằng tiền mặt (từ 2015 cho đến nay trả trên 5% mệnh giá, trừ giai đoạn Covid 2020-2022), trong khi đó vẫn duy trì được mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế tốt với CAGR 7 năm đạt 45,7%. Do đó, VPBankS khuyến nghị MUA cổ phiếu VIB với giá mục tiêu 28.600 đồng/cp, kỳ vọng tăng 24,8%.
Diễn biến giá cổ phiếu VIB trong vòng 1 năm trở lại đây |
Khuyến nghị mua MBB với giá mục tiêu 26.800 đồng/cp
Với MBB, VPBankS cho rằng nhà băng này có hệ sinh thái đa dạng nhất trong hệ thống. Cụ thể, ngân hàng MB có cơ sở khách hàng lớn, đa dạng và ổn định. Chiến lược của MBB tập trung vào phân khúc trung lưu và cao cấp, nên có lợi thế về chất lượng tài sản và biên lãi ròng.
Ngoài ra, cho vay tiêu dùng phục hồi tại MCredit và sản phẩm thẻ là 2 điểm MBB làm tốt trong chiến lược bán lẻ. MBB vẫn là ngân hàng được cấp room tín dụng cao so với các ngân hàng khác do lợi thế về việc nhận chuyển giao ngân hàng 0 đồng, xếp hạng SBV cao, nguồn vốn và tăng trưởng tín dụng cao từ nền 2023 (top thị trường ở mức 27,9%, gấp đôi trung bình ngành).
Thêm vào đó, tiền gửi không kỳ hạn tại MBB thể hiện vị thế hàng đầu 2023 và sự hậu thuẫn đặc biệt từ tập đoàn Viettel. Chi phí vốn nhờ đó hỗ trợ biên lãi ròng mạnh mẽ hơn trong năm nay. Việc đẩy mạnh nguồn thu ngoài lãi từ bảo hiểm nhân thọ MB Ageas và bảo hiểm phi nhân thọ MIG cũng được kỳ vọng phục hồi từ nền thấp 2023.
Bên cạnh đó, MBB có chi phí vốn thấp và ổn định, giữ vững ở mức trung bình 4% trong giai đoạn 5 năm gần nhất 2019-2023; tỷ lệ nợ xấu đạt 1,6% (dưới trung bình ngành 2,2%) trong khi tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt mức 117%, chỉ đứng sau khối Ngân hàng Quốc doanh.
Hài hòa giữa cổ tức và tăng trưởng, MBB dự tính chi trả cổ tức với tỷ lệ khoảng 20%, trong đó 5% bằng tiền và 15% bằng cổ phiếu. Do đó, VPBankS khuyến nghị MUA cổ phiếu MBB với giá mục tiêu là 26.800 đồng/cp, kỳ vọng tăng 12,6%.
Diễn biến giá cổ phiếu MBB trong vòng 1 năm trở lại đây |
Thanh khoản dòng tiền cá mập "đuối sức", VN-Index điều chỉnh cuối ngày Kết phiên 10/04, thanh khoản dòng tiền cá mập tiếp tục duy trì ở mức thấp, chỉ số thị trường VN-Index đón nhịp điều chỉnh ... |
MBB được khối ngoại gom hàng trăm tỷ, HoSE trở lại "viễn cảnh" bán ròng Kết thúc phiên giao dịch 10/04, nhóm đầu tư nước ngoài "gom ròng" hơn 400 tỷ tại MBB, HoSE trở lại tình trạng bị "cá ... |
Nhận định chứng khoán phiên 11/4: Biến động mạnh theo chiều hướng tiêu cực Theo Chứng khoán Yuanta, thị trường có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tiêu cực cho thấy rủi ro ... |
Linh Đan