Trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 diễn ra vào ngày 10/07, Công ty CP Vận tải biển Sài Gòn (UPCoM: SGS) đã ghi nhận bốn đơn từ nhiệm từ các lãnh đạo công ty, bao gồm: Chủ tịch HĐQT ông Lê Minh; thành viên HĐQT bà Huỳnh Như Ý; Tổng Giám đốc ông Phạm Văn Hưởng và bà Thành viên Ban Kiểm soát bà Dương Thị Kim Kiều.
Chỉ trong vòng hơn 1 tuần, SGS nhận tới 4 đơn từ nhiệm của ban lãnh đạo |
Đáng chú ý hơn cả là lá đơn từ nhiệm lần thứ ba của bà Dương Thị Kim Kiều - Thành viên Ban Kiểm soát tại SGS. Lần đầu tiên bà Kiều đã nộp đơn xin từ nhiệm chức vụ này để Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 xem xét nhưng Đại hội đồng cổ đông đã không chấp thuận thông qua đơn từ nhiệm của bà Kiều. Sau đó, bà tiếp tục nộp đơn xin từ nhiệm tại Đại hội đồng cổ đông lần sau. Lần này, Đại hội đồng cổ đông đã biểu quyết thông qua việc miễn nhiệm bà. Tuy nhiên, đến ngày 29/09/2023, tòa án đã tuyên hủy nghị quyết Đại hội đồng cổ đông của SGS. Vì vậy, trước Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, bà Kiều tiếp tục nộp đơn từ nhiệm.
Bà Kiều không chia sẻ rõ lý do vì sao việc từ nhiệm lại gặp nhiều khó khăn như vậy. Trong đơn, bà cho hay hoàn cảnh gia đình và sức khỏe không còn đảm bảo để bà có thể tiếp tục đảm nhận công việc, nên phải trở về quê để ổn định cuộc sống.
Vì vậy, tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 này, bà Kiều tiếp tục nộp đơn từ nhiệm để được ĐHĐCĐ thông qua theo đúng quy định. Lý do từ nhiệm của bà Kiều là vì hoàn cảnh gia đình và sức khỏe không đảm bảo, hiện bà đã trở về quê để ổn định cuộc sống.
Tổng Giám đốc - ông Phạm Văn Hưởng cũng nộp đơn từ nhiệm xin thôi giữ chức vụ kể từ ngày 20/06/2024. Ông Hưởng là đại diện của Tổng Công ty Cơ Khí Giao thông Vận tải Sài Gòn (SAMCO) – công ty mẹ của SGS – tham gia điều hành công ty. Ông từ nhiệm với lý do chuyển công tác.
Chủ tịch HĐQT Lê Minh và thành viên HĐQT Huỳnh Như Ý cũng đã nộp đơn từ nhiệm. Ông Minh từ nhiệm nhằm giải quyết việc gia đình, trong khi bà Ý từ nhiệm với lý do công việc cá nhân và theo phân công của cổ đông đề cử.
Việc các lãnh đạo cấp cao đồng loạt từ nhiệm trước thềm ĐHĐCĐ thường niên 2024 đặt ra nhiều câu hỏi và thách thức đối với SGS trong việc duy trì ổn định và phát triển hoạt động kinh doanh.
Về tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính quý 1/2024 của Công ty CP Vận tải biển Sài Gòn (SGS) ghi nhận doanh thu đạt 49 tỷ đồng, giảm nhẹ so với mức gần 51 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. Do giá vốn và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng, lợi nhuận sau thuế của công ty giảm 35%, còn 7,6 tỷ đồng.
Tổng tài sản tại thời điểm cuối tháng 3/2024 là 329 tỷ đồng. Nợ phải trả của doanh nghiệp đã giảm từ hơn 45,3 tỷ đồng hồi đầu năm 2024 xuống còn 33,28 tỷ đồng tại thời điểm cuối quý 1.
Theo báo cáo thường niên 2023, Công ty CP Vận tải biển Sài Gòn có vốn điều lệ hơn 144 tỷ đồng, trụ sở tại quận 1, TP.HCM. Tổng công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn (Samco) là cổ đông lớn, chiếm 51% vốn của SGS. Cổ đông lớn thứ hai nắm 37,42% vốn là Công ty TNHH Dịch vụ Tiếp vận Toàn Cầu.
DIC Corp (DIG) xóa sổ công ty con có vốn điều lệ 300 tỷ đồng tại Bà Rịa - Vũng Tàu Tính hết quý 1/2024, DIC Corp có 11 công ty con, 5 công ty liên kết, 1 công ty liên doanh. Các công ty này ... |
Vietinbank Capital "chen chân" vào ghế cổ đông lớn tại Viconship (VSC) Vietinbank Capital - công ty con 100% vốn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank, HoSE: CTG) được thành lập năm 2010 với ... |
Đang gánh khoản nợ 1,3 tỷ USD, Becamex IDC (BCM) sắp chi 400 tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn Kết thúc quý 1/2024, tổng nợ phải trả của Becamex IDC (BCM) ghi nhận gần 34.543 tỷ đồng (xấp xỉ 1,36 tỷ USD), tăng nhẹ ... |
Tuấn Khải