Báo cáo chiến lược thị trường tháng 11/2022 của Trung tâm phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research) mới đây cho biết, các yếu tố rủi ro với thị trường chứng khoán Việt Nam trong tháng 10 vẫn hiện hữu sang tháng mới như xu hướng tăng của tỷ giá và xu hướng tăng của lãi suất; tâm lý nhà đầu tư khá yếu khiến thị trường chứng khoán có tháng điều chỉnh mạnh thứ hai liên tiếp với mức giảm 9,2%..
Ước tính từ đầu năm, VN-Index đã giảm 31,3% điểm. Riêng diễn biến trong tháng 9 và 10 cho thấy tâm lý nhà đầu tư đã xuống mức rất thấp.
Thông thường tâm lý bi quan thái quá có thể là một chỉ báo gợi ý thị trường sẽ có các nhịp hồi phục tạm thời sau đó. Tuy nhiên, diễn biến hiện tại của các yếu tố như tỷ giá, xu hướng tăng của lãi suất và kể cả rủi ro thanh khoản trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp chưa thể hỗ trợ thị trường cổ phiếu có nhịp phục hồi bền vững.
Nhìn chung, thị trường có thể bước đầu vào giai đoạn dò đáy. Trong giai đoạn này thị trường sẽ ghi nhận sự biến động và trạng thái giằng co có thể khiến dòng tiền giải ngân cho mục tiêu dài hạn nhập cuộc.
Trong tháng 11, nhóm phân tích SSI đánh giá vùng hỗ trợ 1.000 điểm sẽ tiếp tục quyết định xu hướng vận động của chỉ số. Nếu giữ vững vùng hỗ trợ này, đà hồi phục trên VN-Index sẽ được mở rộng với vùng mục tiêu đầu tiên là 1.040 điểm. Ngược lại, VN-Index có thể sẽ kiểm định các vùng hỗ trợ gần là 968 – 950 điểm.
Với các giao dịch ngắn hạn, công ty chứng khoán cho rằng việc tăng tỷ trọng cổ phiếu và mở vị thế mới nên chờ đợi thị trường xác nhận xu hướng rõ ràng, hoặc là quay lại xu hướng tăng ngắn hạn hoặc xu hướng đi ngang.
Với các luận điểm trên, SSI Research nêu khuyến nghị quan sát 4 mã cổ phiếu có triển vọng trong tháng 11 này gồm:
Theo đánh giá của SSI Research, nhu cầu thuê đất sẽ tiếp tục tích cực nhờ vào lượng khách hàng mới trong và ngoài nước. Lợi thế gần khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải, KCN Phú Mỹ II và Phú Mỹ II dự kiến tiếp tục thu hút các ngành nghề công nghiệp nặng cùng với lợi thế về giao thông sẽ giúp thu hút các doanh nghiệp hàng tiên dùng và logistic tại KCN Hựu Thạnh. Nhóm phân tích dự báo IDC duy trì kế hoạch cho thuê 150 ha trong giai đoạn 2023 - 2024.
Bên cạnh đó, giá thuê tại các KCN của IDC tăng tích cực giúp biên lợi nhuận duy trì mức cao trong giai đoạn 2022 - 2024.
Tuy nhiên, tỷ giá và lãi suất sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của IDC. Theo ước tính, lãi suất tăng 1% sẽ làm biên lợi nhuận sau thuế giảm 0,048% (tương đương 11,3 tỷ đồng). Mặt khác, với các hợp đồng thuê mới được áp dụng tỷ giá hiện tại, việc tỷ giá USD/VND tăng 1% sẽ làm biên lợi nhuận gộp tăng 1,57% (tương đương 223,8 tỷ đồng).
Rủi ro cần lưu ý bao gồm nhu cầu thuê đất giảm khi dòng vốn FDI chậm lại do ảnh hưởng kinh tế thế giới; chi phí đền bù giải phóng mặt bằng tăng ở những dự án mới làm giảm biên lợi nhuận từ mức trên 50% về mức 30 - 35%.
SSI Research kỳ vọng lợi nhuận của Vinamilk sẽ cải thiện dần từ quý 4/2022 khi áp lực của giá nguyên vật liệu cao sẽ được giảm bớt. Cụ thể, nhóm phân tích ước tính lợi nhuận quý IV có thể gần bằng năm ngoái.
Sang năm 2023, với xu hướng giá nguyên vật liệu giảm, ước tính VNM có thể đạt mức tăng trưởng 14,4% về lãi sau thuế, chấm dứt giai đoạn lợi nhuận giảm từ 2020 - 2022.
Theo nhóm phân tích, Vinamilk là doanh dồi dào tiền mặt, với mức tiền mặt ròng là gần 13 nghìn tỷ đồng giúp công ty được hưởng lợi trong môi trường lãi suất tăng.
Trong quý 3/2022, FPT vẫn ghi khoản lãi tỷ giá gần 41 tỷ đồng trong bối cảnh tỷ giá USD/VND tăng. Đồng thời, theo chia sẻ của ban lãnh đạo công ty các khoản nợ bằng đồng USD đã được phòng thủ bằng các hợp đồng phái sinh.
Tính đến tháng 9/2022, FPT duy trì vị thế tiền mặt ròng lên tới 5,8 nghìn tỷ đồng và tỷ lệ khả năng thanh toán lãi vay đạt 12,8x.
Hiện tại FPT giao dịch ở mức P/E năm 2022 & 2023 là 15,2x và 12,7x, vẫn ở mức chiết khấu khá hấp dẫn so với ngành là 17,x & 15,x.
Lợi nhuận trước thuế quý 4/2022 của PHR ước đạt khoảng 553 tỷ đồng - tăng 111% so với cùng kỳ.
Tháng 10 vừa qua, PHR đã nhận được 140 tỷ đồng từ thu nhập bồi thường đất. Theo đó, SSI Research kỳ vọng công ty sẽ nhận được khoảng 262 tỷ đồng còn lại trong tháng 11 và 12. Đây sẽ là động lực tăng trưởng chính cho PHR trong quý cuối năm.
Năm 2023, lợi nhuận ước tính giảm 31% so với cùng kỳ do thu nhập từ bồi thường đất thấp hơn. Từ năm 2024, PHR sẽ ghi nhận thu nhập liên quan đến khu công nghiệp thông qua các công ty liên doanh (VSIP và NTC), các công ty này có thể đạt mức tăng trưởng lợi nhuận đáng kể từ việc cho thuê khu công nghiệp VSIP 3 (1.000 ha) và Khu công nghiệp Nam Tân Uyên 3 (351 ha).
Dự kiến công ty sẽ trả cổ tức tiền mặt với tỷ lệ 40% trên mệnh giá (lợi suất 10%) vào tháng 12. Điều này cùng với sự tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ trong quý 4 sẽ hỗ trợ giá cổ phiếu trong ngắn hạn.
Nguyên Nam