Tiết kiệm tiền sau khi chi tiêu
Cách sử dụng tiền của một số người là tự thưởng cho bản thân sau khi nhận được tiền, rồi sau đó mới bắt đầu nghĩ xem họ còn lại bao nhiêu tiền để tiết kiệm. Đây thực sự là cách tiết kiệm tiền sai lầm nhất và cũng là lý do khiến cho nhiều người không có tiền tiết kiệm, bởi đã lỡ tiêu hết rồi thì lấy đâu ra để cho vào tài khoản tiết kiệm được nữa. Hãy nhớ tiết kiệm trước rồi hãy tiêu, đó là quy tắc tiết kiệm không bao giờ được thay đổi.
Không lập kế hoạch chi tiêu
Nếu bạn thuộc tuýp người đầu tháng tiêu xài hoang phí, đến cuối tháng phải cân đong đo đếm từng bữa ăn, thì đó chính là lý do khiến bạn vẫn có thể tiêu hết sạch tiền dù thu nhập có cao đi chăng nữa. Trong trường hợp này, trừ khi bạn bắt đầu học cách lập kế hoạch chi tiêu thì có thể rất lâu nữa bạn mới có thể tiết kiệm.
Hình minh họa - nguồn internet |
Kế hoạch chi tiêu có thể cho phép bạn ước tính cách tiêu tiền trước, thay vì tiêu tiền theo cảm tính. Quan trọng nhất, nó cho phép bạn cân bằng giữa tiết kiệm tiền và tiêu tiền. Sau khi nhận được thu nhập hàng tháng của mình, bạn có thể phân bổ nó trước và yên tâm chi tiêu.
Học cách tạo ra lợi nhuận, nhưng không quan tâm đến việc quản lý rủi ro
Mặc dù chúng ta nói “lợi nhuận cao phải chấp nhận rủi ro cao", nhưng trên thực tế, lợi nhuận và rủi ro có thể không cân xứng. Miễn là bạn có đi đúng đường thì lợi nhuận cao không nhất thiết phải có rủi ro cao. Nhưng có một tiền đề quan trọng, đó chính là bạn phải học cách quản lý rủi ro. Lấy vé số làm ví dụ, một tờ vé số giá chỉ vài trăm tệ nhưng phần thưởng khi trúng số lên tới hàng triệu tệ, nhưng xét về số lượng thì cái rủi ro khi không trúng vé số nhỏ hơn rất nhiều so với phần thưởng nhận được nếu như trúng độc đắc.
Không muốn kiểm soát dòng tiền của chính mình
Tại sao nhiều người lại tiết kiệm ít hơn trong khi thu nhập từ công việc của họ tăng lên? Bởi vì khi không có kế hoạch chi tiêu, bản chất của con người là muốn tiêu nhiều tiền hơn. Thu nhập tăng lên nhưng tiền tiêu xài cũng tăng chóng mặt để “lấy sức kiếm tiền". Chi nhiều cũng đồng nghĩa với việc tiết kiệm ít hơn, để rồi vài năm nữa trôi qua, bạn mới nhận ra mất đi cơ hội tích lũy tài sản ở thời điểm tốt nhất.
Dễ dàng thỏa hiệp mọi mong muốn
Sức hấp dẫn từ việc mua sắm, những mong muốn trải nghiệm dịch vụ mới sản phẩm mới luôn khiến bạn tiêu tốn rất nhiều. Như vậy, thay vì đi trước đón đầu, bạn cũng có thể đợi sản phẩm mới hạ nhiệt, giá hợp lý hơn hoặc chọn các hình thức trải nghiệm miễn phí. Đừng dễ dàng thỏa hiệp những mong muốn nhất thời của bản thân để lại phải tốn thêm một khoản tiền mà đáng lý ra bạn đã có thể tiết kiệm khoản tiền đó.
Chưa có ràng buộc trách nhiệm cá nhân
Nếu đã mong muốn có được một tài khoản tiết kiệm để thực hiện những ý nguyện của mình thì bạn hãy đặt trách nhiệm lên bản thân. Khi bị ràng buộc bạn sẽ có nhiều động lực để phấn đấu thực hiện hơn. Hãy hướng đến một món đồ giá trị mà bạn sẵn sàng từ bỏ những chi tiêu thông thường, ví dụ như nhà cửa, xe hơi,… Khi bạn hướng đến những món đồ thực tế đó, bạn sẽ có động lực tiết kiệm và dành dụm nhiều hơn.
Diệp Quỳnh ST