Cụ thể, ACB đã phát hành 506.615.264 cổ phiếu để trả cổ tức năm 2022 cho cổ đông với tỷ lệ 15% (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được nhận 15 cổ phiếu mới), tăng vốn điều lệ thêm tương ứng 5.066 tỷ đồng. Nguồn vốn phát hành từ lợi nhuận có thể sử dụng chia cổ tức năm 2022. Sau phát hành, tổng số cổ phiếu lưu hành của ACB tăng từ 3.377 triệu cổ phiếu lên 3.884 triệu cổ phiếu.
Vốn điều lệ của ACB được điều chỉnh tăng thêm 5.066 tỷ đồng, từ 33.774 tỷ đồng lên 38.840 tỷ đồng. |
Trước đó, ngân hàng đã thông báo 2/6/2023 là ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền trả cổ tức năm 2022 bằng tiền và cổ phiếu với tỷ lệ thực hiện là bằng tiền là 10% (1 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng) và 15% bằng cổ phiếu.
Với việc sở hữu hơn 115,7 triệu cổ phiếu ACB tại ngày chốt danh sách, Chủ tịch Trần Hùng Huy được phân phối số tiền mặt lên tới hơn 115,7 tỷ đồng cùng với gần 17,4 triệu cổ phiếu mới.
Qua đó đưa tổng lượng cổ phần ACB mà ông Trần Hùng Huy nắm giữ tăng lên hơn 133 triệu đơn vị, tuy nhiên tỷ lệ sở hữu vẫn giữ ở mức 3,43% cổ phần ngân hàng.
Về kết quả kinh doanh quý I/2023, ACB ghi nhận lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt gần 5.157 tỷ đồng, tăng hơn 25% so với quý I/2022, hoàn thành 26% kế hoạch kinh doanh 2023.
Thu từ lãi vay hiện là động lực tăng trưởng chính của ACB. Cụ thể, trong quý I/2023, ngân hàng ghi nhận thu nhập lãi thuần đạt hơn 6.215 tỷ, tăng trưởng 14,2% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 78,5% trong tổng thu nhập hoạt động.
Hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng góp phần không nhỏ vào tăng trưởng lợi nhuận của ngân hàng với gần 438 tỷ, tăng hơn 44% so với quý I/2022, chiếm 5,5% thu nhập hoạt động.
Các hoạt động kinh doanh khác (ngoại trừ chứng khoán) đang đóng góp khoảng 567 tỷ đồng (~7,2% thu nhập hoạt động), tăng 54% so với cùng kỳ năm trước.
Ngoài ra, việc tiết giảm chi phí cũng là một trong những nhân tố quan trọng khác giúp thúc đẩy lợi nhuận trước thuế của ACB tăng lên. Cụ thể, chi phí hoạt động của ngân hàng đã giảm từ 2.739 tỷ hồi quý I/2022 xuống gần 2.508 tỷ (giảm ~8%).
Tuy nhiên, thu nhập dịch vụ - nguồn thu lớn thứ 2 (7,9% tổng thu nhập hoạt động) của ngân hàng lại suy giảm. Trong quý I/2023, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ của ACB đạt hơn 627 tỷ, giảm gần15,2% so với quý I/2022.
Trên thực tế, tại đội hội cổ đông diễn ra hôm 13/04 ông Từ Tiến Phát, Tổng Giám đốc ACB đã có chia sẻ về vấn đề thu nhập dịch vụ bị ảnh hưởng khi hoạt động bán bảo hiểm qua ngân hàng gặp khó khăn. Trong bối cảnh đó, ngân hàng đã tìm kiếm một số động lực khác để tiếp tục phát triển thu nhập dịch vụ như thẻ tín dụng, cung ứng sản phẩm phái sinh hàng hóa và kinh doanh thêm hoạt động ngân hàng giám sát (bao gồm hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán), hỗ trợ nộp thuế…
Về tài sản, kết thúc quý I/2023, tổng tài sản của ACB đạt 611.224 tỷ đồng, tăng 0,6% so với đầu năm. Cho vay khách hàng đạt 411.289 tỷ, giảm 0,6% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ nợ xấu khống chế dưới 1%.
Về nguồn vốn, cuối quý I/2023, ACB có 422.755 tỷ tiền gửi khách hàng, tăng 2,1% so với đầu năm; hơn 52.857 tỷ tiền gửi và vay từ các tổ chức tín dụng khác- giảm 22%; gần 50.156 tỷ giấy tờ có giá, tăng 13%.
Những điểm sáng nổi bật của Ngân hàng ACB trong một thập kỷ “nam thần” gây “bão mạng” Trần Hùng Huy giữ ghế Chủ tịch Sau tiết mục hát và nhảy dưới mưa tại sự kiện đặc biệt của Ngân hàng Á Châu (ACB), “Trần Hùng Huy” ngay lập tức ... |
ACBS gợi ý 2 nhóm ngành có triển vọng tích cực trong ngắn hạn Việc NHNN hạ lãi suất cơ bản 3 lần kể từ đầu năm có thể tạo hiệu ứng tích cực cho thị trường chứng khoán ... |
Ngân hàng của Chủ tịch Trần Hùng Huy dự chi 10.000 tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa có nghị quyết về việc mua lại trước hạn trái phiếu phát hành riêng ... |
Khánh Hà