Áp lực bán tăng cao, VN-Index điều chỉnh nhẹ nhưng giữ được mốc 1.290 điểm

27/09/2024 - 17:35
(Bankviet.com) Nhóm cổ phiếu ngân hàng giúp VN-Index giữ mốc 1.290 điểm, dù áp lực bán tại ngưỡng kháng cự 1.300 điểm tăng mạnh. Thị trường rung lắc nhưng thanh khoản vẫn duy trì cao.

Bước sang phiên chiều 27/9, thị trường tiếp tục nỗ lực giữ đà tăng đầu phiên, nhưng sau đó xuất hiện nhịp rung lắc và phân hóa xuất hiện rõ rệt. Áp lực bán gia tăng trên diện rộng, tuy nhiên nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn duy trì sắc xanh, giúp VN-Index giữ vững mốc 1.290 điểm, dù thị trường chung ghi nhận sự giảm điểm nhẹ.

Việc thị trường điều chỉnh sau 3 phiên tăng liên tiếp là điều không quá bất ngờ khi VN-Index bước vào vùng kháng cự quan trọng từ 1.290 - 1.300 điểm. Dù vậy, vẫn có những yếu tố tích cực như thanh khoản thị trường duy trì ở mức cao và sự mua ròng của nhà đầu tư ngoại. Đây là những tín hiệu hỗ trợ giúp nhà đầu tư tin tưởng rằng đây chỉ là một giai đoạn tích lũy trước khi thị trường tiếp tục bứt phá.

Những cổ phiếu tác động chính lên VN-Index

Trong phiên giao dịch hôm nay, các mã như VHM, GVR, GAS, và MWG là những yếu tố tiêu cực nhất khi lấy đi gần 2 điểm khỏi VN-Index. Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu ngân hàng như CTG, STB, EIB, và VPB lại đóng góp gần 1,8 điểm, giúp chỉ số không giảm quá sâu.

Áp lực bán tăng cao, VN-Index điều chỉnh nhẹ nhưng giữ được mốc 1.290 điểm

Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm nhẹ 0,57 điểm (-0,04%) xuống 1.290,92 điểm. Tổng khối lượng giao dịch trên sàn HOSE đạt hơn 950,8 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 21.562 tỷ đồng.

Nhóm VN30 giữ được sự cân bằng với 11 mã tăng và 11 mã giảm, kết phiên VN30-Index với mức tăng 1,72 điểm (+0,13%) lên 1.352,57 nhờ sự hỗ trợ của các cổ phiếu ngân hàng, trong đó STB tăng 2,6%, SHB tăng 2,3%, và CTG tăng 1,6%.

Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ cũng ghi nhận những biến động đáng kể. Cổ phiếu AGM có phiên tăng trần thứ hai liên tiếp sau chuỗi giảm sàn trước đó với mức tăng 7% lên 4.150 đồng/cổ phiếu. Trong khi đó, LDG sau ba phiên "tím lịm" đã giảm nhẹ 0,9%, còn 2.140 đồng/cổ phiếu.

Mặc dù nhóm cổ phiếu ngân hàng thu hẹp biên độ tăng, nhưng vẫn là một trong những nhóm giữ được sắc xanh, với mức tăng 0,49%. Trong đó, cổ phiếu EIB (+3,6%), STB (+2,6%) và SHB (+2,3%) đều ghi nhận khối lượng giao dịch cao.

Nhóm cổ phiếu chứng khoán chuyển qua trạng thái phân hóa với mức tăng nhẹ 0,08%. Thanh khoản sôi động nhất ngành thuộc về VND và VIX khi thanh khoản đạt từ 23-24 triệu đơn, tuy nhiên VND kết phiên tăng 1% thig VIX giảm 0,4%. Các mã khác như SSI, VDS, MBS, AGR, và CTS cũng ghi nhận mức tăng. Ở chiều giảm, APG là mã giảm mạnh nhất với mức giảm 2,6%.

Nhóm tài nguyên cơ bản cũng có mức tăng nhẹ 0,16%, với các cổ phiếu thép như HSGNKG tăng nhẹ lần lượt 0,7% và 0,2%. HPG giữ mức tham chiếu 26.050 đồng/cổ phiếu, trong khi các mã như VGS, DLG, AAH, và MSR có mức tăng từ 0,6% đến 3,3%.

Diễn biến sàn HNX và UPCoM

Trên sàn HNX, áp lực bán đã khiến chỉ số HNX-Index giảm nhẹ 0,21 điểm (-0,09%) xuống 235,71 điểm. Thanh khoản trên HNX đạt 97,7 triệu đơn vị với giá trị 1.737 tỷ đồng. Nhóm HNX30 thiếu tích cực khi có 18 mã giảm và chỉ 7 mã tăng. Mã TIG tăng tốt nhất với mức 3%, trong khi các mã như TNG, IDC, và NTP giảm mạnh.

Trên sàn UPCoM, chỉ số UPCoM-Index tăng 0,39 điểm (+0,42%) lên 93,9 điểm nhờ sự hỗ trợ từ các mã nhỏ và vừa như HNG với khối lượng giao dịch đột biến, đạt hơn 18 triệu đơn vị, tăng 6,7%. Ngoài ra, các mã thuộc nhóm dầu khí như BSR và OIL cũng có khối lượng giao dịch lớn nhưng đều ghi nhận sự điều chỉnh giảm giá.

Thị trường chứng khoán ngày 27/9 đã chứng kiến nhiều biến động khi VN-Index tiếp cận ngưỡng kháng cự mạnh 1.300 điểm. Mặc dù thị trường đã phải điều chỉnh do áp lực bán tăng cao, nhưng nhờ sự hỗ trợ từ nhóm cổ phiếu ngân hàng, chỉ số VN-Index vẫn duy trì mốc 1.290 điểm. Dòng tiền ngoại tiếp tục mua ròng và thanh khoản duy trì ở mức cao, cho thấy tâm lý tích cực của nhà đầu tư.

Tuy nhiên, sự phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu lớn và vừa, cùng với những áp lực bán tại vùng kháng cự, cho thấy thị trường cần thời gian tích lũy trước khi có thể bứt phá lên các mốc cao hơn. Nhà đầu tư nên cẩn trọng theo dõi diễn biến thị trường và tận dụng các nhịp điều chỉnh để tích lũy các cổ phiếu cơ bản, đặc biệt là các cổ phiếu thuộc nhóm ngành ngân hàng và tài chính.

Chứng khoán cuối năm 2024: Cơ hội nào để VN-Index chinh phục mốc 1.400 điểm?

Đến thời điểm này, thị trường chứng khoán đã đi qua gần 3/4 chặng đường của năm 2024, với nhiều biến động trái chiều xoay ...

Cổ phiếu ngân hàng 'thăng hoa', VN-Index chạm đỉnh 3 tháng

Cổ phiếu ngân hàng tiếp tục dẫn dắt đà tăng của VN-Index, giúp chỉ số vượt mốc 1.300 điểm trong phiên sáng 27/9. Nhóm cổ ...

Khối ngoại tích cực mua ròng phiên cuối tuần, FPT cùng các mã ngân hàng là tâm điểm

Khối ngoại tiếp tục mua ròng gần 230 tỷ đồng trên HOSE, dẫn đầu là FPT với 102,9 tỷ đồng. VPB bị bán ròng mạnh ...

Đức Anh

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán