Trong phiên giao dịch chiều ngày 6/3/2024, thị trường chứng khoán bất ngờ gặp phải áp lực chốt lời. Theo đó, VN-Index chốt phiên giao dịch hôm nay với mức giảm 0,57%, qua đó lui về mốc 1.269 điểm. Thanh khoản thị trường ghi nhận con số tương đối cao khi đạt trên 24,7 nghìn tỷ đồng.
Tại nhóm VN30, GVR, VNM, VPN là 3 cổ phiếu đóng góp nhiều nhất vào đà của thị trường. Đáng nói, VRE là cổ phiếu tiêu cự nhất nhóm khi giảm trên 3% với khối lượng vượt mức trung bình. Ngược chiều, SAB tăng trên 4%, qua đó là cổ phiếu tích cực nhất nhóm.
Sắc đỏ bao trùm toàn thị trường chứng khoán trong phiên giao dịch hôm nay. |
Tổng quan, trong phiên giao dịch hôm nay, áp lực chốt lời tại nhóm cổ phiếu ngân hàng ngày càng tăng đáng kể. Cùng chiều, các mã vốn hóa lớn như GVR hay VRE cũng chững nhịp sau nhịp bứt phá trước đó.
Tại nhóm đầu tư công, so với phiên sáng, sắc xanh vẫn chiếm ưu thế. Kết phiên chiều, các mã cổ phiếu thuộc liên danh VIETUR gồm CC1, VCG, HAN,... đứng tại giá tham chiếu mặc dù giảm nhẹ trong phiên sáng. Cùng chiều, các cổ phiếu cùng ngành khác như HHV, KSB, FCN, LCG,... vẫn duy trì đà giảm nhưng mức độ không quá lớn.
Diễn biến cùng chiều, nhóm đầu tư công, nhóm cổ phiếu thép có phần giữ nhịp. Bộ 3 cổ phiếu HPG, HSG, NKG ghi nhận mức giảm không đáng kể. Ngoài ra, các mã vốn hóa nhỏ hơn như SMC, POM, TIS,... không thay đổi quá nhiều so với diễn biến của phiên sáng.
Tại nhóm chứng khoán, dòng tiền có tín hiệu cải thiện đáng kể so với phiên sáng, dẫn tới diễn biến phân hóa rõ ràng. CTS tiếp tục là cổ phiếu tăng mạnh nhất nhóm khi đóng cửa trong sắc xanh cùng thanh khoản lớn, qua đó về sát vùng đỉnh cách đây 3 năm.
Trong diễn biến khác, nhóm ngân hàng ghi nhận sự phân hóa rõ ràng của dòng tiền. Ngoài VCB các mã cùng ngành như STB, TPB, SHB, SSB,... cũng ghi nhận sự rung lắc đáng kể, tuy nhiên mức độ lên trên 1%.
Tại nhóm dầu khí, diễn biến của của giá dầu trong ngày hôm qua đã tác động một phần tới biến động của cổ phiếu năng lượng. Chốt phiên chiều, PVD, PVS, BSR, PVC phân hóa trong sắc xanh, đỏ đan xen với thanh khoản tương đối.
Ngoài ra, lực bán bất ngờ gia tăng đáng kể tại nhóm BĐS trong phiên chiều nay. Kết phiên giao dịch chiều 6/3, các cổ phiếu như DIG, CEO, HDC, DXG,...phân hóa trong sắc xanh giao động từ 1% - 3%. Đáng chú ý, cổ phiếu HQC vẫn giữ trạng thái trần cứng sau thông tin phát hành cổ phiếu.
Trên sàn HNX, nhịp giảm của nhóm HNX30 gây ra nhiều tác động tới chỉ số chung trong cuối phiên. Chốt phiên giao dịch chiều 6/3, số lượng mã đỏ vẫn chiếm ưu thế, chỉ số HNX-Index tiến về vùng 235 điểm. Thanh khoản trên sàn HNX tiếp tục được duy trì mức cao, tương đương 108 triệu đơn vị, trị giá khoảng hơn 2.200 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, nhóm HNX30 diễn biến tương đối cùng chiều với sự phân hóa rõ ràng của dòng tiền. Đáng chú ý, BVS tiếp tục là mã mạnh nhất nhóm khi tăng trần, biến động trên 10%. Bên cạnh đó, DVM giảm trên 4% và là mã tiêu cực nhất ngành.
Trên UPCoM, dòng tiền đã có sự phân hóa rõ ràng. Chốt phiên, UPCoM-Index ghi nhận biến động không quá lớn. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt trên 42 triệu đơn vị, giá trị khoảng trên 687 tỷ đồng. Cổ phiếu BSR không biến động quá nhiều khi đóng cửa tại mốc 19.500 đồng/CP với khối lượng giao dịch thị đạt xấp xỉ 6,5 triệu đơn vị. Tiếp theo đó, C4G khớp trên 1,5 triệu đơn vị và đóng cửa tại vùng giá 11.00 đồng.
Tổng quan, có thể đánh giá rằng áp lực chốt lời ngày càng gia tăng khi VN-Index biến động trong vùng 1.270 điểm. Sau đà tăng nóng, nhóm vốn hóa lớn bắt đầu chững nhịp do áp lực bán ngày càng tăng cao. Xét trên góc độ phân tích kỹ thuật, một số nhóm cổ phiếu đang cho tín hiệu của mẫu hình phân phối, điển hình là nhóm cổ phiếu BĐS.
Việc áp lực bán tăng cao trong hôm nay cũng dần tới giao dịch trên HoSE bất ngờ xảy ra tình trạng nghẽn lệnh, đơ bảng điện tại một số thời điểm trong phiên chiều. Theo như phản ánh của nhiều nhà đầu tư trên các diễn đàn về chứng khoán, bảng điện gần như không nhảy giao dịch của các cổ phiếu trên HoSE. Một số nhà đầu tư thậm chí còn không đặt được lệnh.
Ngay sau khi xuất hiện tình trạng này, một số công ty chứng khoán như VPS, MBS đã gửi thông báo đến nhà đầu tư về tình trạng lệnh giao dịch trên HoSE bị chậm dẫn đến ảnh hưởng việc đặt, huỷ lệnh của nhà đầu tư.
Như vậy, sau khoảng 3 năm, tình trạng nghẽn lệnh đã trở lại. Trước đó, vào năm 2021, tình trạng chỉ giao dịch trong phiên sáng diễn ra liên tục, gây ra nhiều ảnh hưởng tới nhà đầu tư. Tại thời điểm đó, FPT cùng Sovico đã chung tay "giải cứu" giúp tạm thời giải quyết tình trạng căng thẳng trong khi chờ hệ thống mới. Nhìn chung, có thể thấy rằng tình trạng nghẽn lệnh diễn ra trong bối cảnh hệ thống mới KRX đang bước vào giai đoạn nước rút trước khi vận hành.
Cổ phiếu HPG lình xình tăng giá, Thành viên HĐQT Hòa Phát muốn bán 1 triệu đơn vị Nếu giao dịch diễn ra thuận lợi, ông Quang giảm tỷ lệ nắm giữ còn khoảng 102,8 triệu cổ phiếu HPG, tương đương tỷ lệ ... |
Triển vọng tiềm năng, "cá mập" Pyn Elite Fund mạnh tay gom cổ phiếu thủy sản Theo thông báo mới nhất, quỹ ngoại Pyn Elite Fund đã mạnh tay gom thêm hàng triệu cổ phiếu ASM. |
Tỷ phú ngành thép bứt phá nhờ cổ phiếu, tài sản được kỳ vọng chạm 5 tỷ USD Gần đây, tài sản của vị tỷ phú này ghi nhận tăng mạnh nhờ giá cổ phiếu "vua thép" hồi phục. Túi tiền của ông ... |
Thành An