Áp lực trái phiếu đến hạn vẫn còn nặng trong năm 2024

29/11/2023 - 23:33
(Bankviet.com) Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho biết, sau giai đoạn bùng nổ phát hành trái phiếu năm 2020 và 2021, các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty bất động sản, đang đứng trước áp lực đáo hạn rất lớn vào cuối năm năm 2023 và 2024 trong khi khả năng tái phát hành ở kênh này đang sụt giảm nghiêm trọng.

Theo báo cáo thị trường trái phiếu mới đây của Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam, quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam so với GDP tại cuối quý 2/2023 đạt mức 11%, cao hơn Phillipines (7%) và Indonesia (2%), nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với Thái Lan (27%), Singapore (27%), Malaysia (54%) và thấp hơn nhiều so với giai đoạn đỉnh điểm phát triển trái phiếu doanh nghiệp 2021 (15%).

Áp lực trái phiếu đến hạn vẫn còn nặng trong năm 2024

Tính đến cuối tháng 9/2023 dư nợ trái phiếu doanh nghiệp đạt 1.214 nghìn tỷ đồng, tương đương 9,6% tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế, giảm nhiều so với thời điểm cuối năm 2022 (11,9%) và 2021 (15,1%) do hoạt động mua lại trước hạn và phát hành chậm hơn.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp bắt đầu sôi động trở lại trong quý 3/2023 cùng với hệ thống giao dịch trái phiếu riêng lẻ HNX đi vào hoạt động. Lũy kế 10T2023, ghi nhận giá trị phát hành đạt 214 nghìn tỷ đồng (-15% YoY), trong đó, 192 nghìn tỷ đồng phát hành riêng lẻ và 22 nghìn tỷ đồng phát hành qua kênh chào bán công chúng. Xu hướng phát hành đại chúng tăng trưởng mạnh, giá trị phát hành tăng gần gấp đôi cùng kỳ, trong khi phát hành riêng lẻ giảm 22,8% YoY trước những quy định mới trên thị trường trái phiếu.

Ngân hàngbất động sản tiếp tục là hai nhóm ngành có quy mô phát hành trái phiếu doanh nghiệp lớn nhất. Sự thay đổi nhiều nhất đến từ ngành xây dựng và vật liệu năm 2022 chiếm tới 8% với giá trị 22,509 tỷ đồng, trong khi 10 tháng đầu năm 2023 chỉ còn 110 tỷ đồng. Lãi suất tăng lên đáng kể trước bối cảnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp ảm đạm. Dẫn đầu là nhóm bất động sản có lãi suất bình quân trên 12%, do nhu cầu đáo hạn lớn với các lô trái phiếu phát hành những năm trước.

Kỳ hạn phát hành bình quân có xu hướng tăng trong 10 tháng đầu năm 2023 ở hầu hết các lĩnh vực, tuy nhiên, giá trị phát hành lại tập trung chủ yếu tại các kỳ hạn ngắn. Cụ thể, kỳ hạn 1-3 năm chiếm 36%, so với 2021 (21%) và 2022 (30%); kỳ hạn 3-5 năm sụt giảm đáng kể (19%) trong khi 2021 và 2022 chiếm tới 44% và 35% tổng giá trị phát hành. Lãi suất phát hành ở mức cao và thị trường TP chưa hồi phục hoàn toàn là một trong những yếu tố khiến kỳ hạn ngắn được lựa chọn nhiều hơn.

Xu hướng mua lại trái phiếu doanh nghiệp bắt đầu xuất hiện từ năm 2021 và hoạt động này sôi động hơn trong năm 2022. Hoạt động mua lại chủ yếu ở nhóm ngân hàng do dư thừa thanh khoản. Việc mua lại trái phiếu trước hạn sẽ giúp ngân hàng giảm dư thừa vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đồng thời cải thiện hệ số an toàn vốn (CAR). Trong quý 3/2023, các doanh nghiệp đã mua lại trước hạn lượng trái phiếu trị giá 48.261 tỷ đồng (-22%YoY). Trong đó, hầu hết đều là trái phiếu thuộc nhóm Ngân hàng chiếm 56% tổng giá trị mua lại. Nhóm Xây dựng và Bất động sản lần lượt đứng sau với 5.532 tỷ đồng (tương đương 11,5%) và 3.481 tỷ đồng (tương đương 7,2%).

Áp lực trái phiếu đến hạn vẫn còn nặng trong năm 2024
Các lô trái phiếu doanh nghiệp giá trị lớn được phát hành trong 2023 chủ yếu ở nhóm Ngân hàng

Áp lực trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn trong quý 4/2023 vào khoảng 57 nghìn tỷ, đã trừ các khoản mua lại, trong đó bất động sản chiếm khoảng 47%. Lượng trái phiếu đáo hạn trong năm 2024 tương đối lớn với hơn 297 nghìn tỷ đồng trái phiếu tới hạn, trong đó nhóm bất động sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn.

Áp lực trái phiếu đến hạn vẫn còn nặng trong năm 2024

Trong tháng 10/2023, tổng giá trị giao dịch TPRL trên thị trường thứ cấp đạt 29.29 nghìn tỷ đồng. Bình quân, khối lượng giao dịch đạt hơn 4,66 triệu trái phiếu/phiên, giá trị giao dịch đạt hơn 1.331,47 tỷ đồng/phiên, gấp 2,5 lần so với tháng 9. Lợi suất đáo hạn cao nhất ở nhóm ngành tài nguyên cơ bản khoảng 12.6%.

Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho biết, sau giai đoạn bùng nổ phát hành trái phiếu năm 2020 và 2021, các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty bất động sản, đang đứng trước áp lực đáo hạn rất lớn vào cuối năm năm 2023 và 2024 trong khi khả năng tái phát hành ở kênh này đang sụt giảm nghiêm trọng. Đa phần các trái phiếu doanh nghiệp phát hành tại Việt Nam có kỳ hạn không quá 3 năm, thậm chí chỉ 12-18 tháng, trong khi dòng tiền đầu tư, kinh doanh dự án (kể cả các dự án bất động sản) thường có thời gian hoàn vốn tối thiểu là 5 năm, thậm chí lên đến 10-15 năm đối với các ngành nghề như hạ tầng, sản xuất, khách sạn nghỉ dưỡng.

Thời điểm hiện tại, nhiều doanh nghiệp đang chịu áp lực khi thời gian hạn đáo hạn trái phiếu đang cận kề. Một số doanh nghiệp, đặc biệt nhóm bất động sản đã phải tính đến việc bán bớt tài sản của mình để đảm bảo tất cả khoản nợ đến hạn.

Novaland (NVL) cập nhật tình trạng thanh toán hai lô trái phiếu 1.000 tỷ, công ty con xin chia sẻ TSĐB trái phiếu cho khoản vay 3.600 tỷ tại VPBank

Novaland tiếp tục thực hiện thanh toán một phần đối với các lô trái phiếu chậm trả bằng tài sản đảm bảo. Trong khi đó, ...

Hoàng Anh Gia Lai thanh toán 200 tỷ đồng gốc trái phiếu

Sau khi thu hồi công nợ của HAGL Agrico, doanh nghiệp của bầu Đức đã thực hiện thanh toán 200 tỷ đồng nợ gốc cho ...

Phát hành thành công lô trái phiếu thứ 6, MB Bank huy động tổng cộng 2.350 tỷ đồng kể từ đầu năm

Với lô trái phiếu thứ 6 vừa phát hành thành công, MB Bank đã huy động được 2.350 tỷ đồng trái phiếu từ đầu năm ...

Quỳnh Nga

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán