Thị trường hàng hóa hôm nay 13/8/2024: Dòng tiền đầu tư chảy mạnh vào thị trường dầu và kim loại quý Thị trường hàng hóa hôm nay 15/8/2024: Giá nguyên liệu nông sản đang phục hồi, thị trường dầu suy yếu Thị trường dầu gặp áp lực, cơ hội nào cho OPEC+ tăng sản lượng? |
Tờ Financial Times đưa tin, quyết định trên được đưa ra bất chấp việc các thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) trước đó đã cắt giảm sản lượng nhằm giữ giá ở mức cao. Giá dầu thô Brent đã giảm xuống dưới 70 USD/thùng vào đầu tháng này, mức thấp nhất kể từ cuối năm 2021.
Được biết, Arab Saudi có kế hoạch tăng sản lượng bắt đầu từ ngày 1/12. Điều này đánh dấu sự thay đổi so với trọng tâm chính sách trước đây của Arab Saudi là ổn định giá.
Theo giới chuyên gia, việc Arab Saudi tăng cường sản xuất dầu, đặc biệt là khi giá dầu giảm, có khả năng gây tổn hại đến nền kinh tế Nga.
Arab Saudi được cho chuẩn bị từ bỏ mục tiêu giá dầu thô 100 USD/thùng khi nước này chuyển sang tăng sản lượng, cho thấy họ chấp nhận mức giá thấp hơn. Ảnh: RIA |
“Động thái của Arab Saudi sẽ gây căng thẳng cho ngân sách của Nga khi xung đột Nga - Ukraine vẫn đang tiếp diễn. Nga phụ thuộc rất nhiều vào doanh thu từ dầu mỏ để tài trợ cho nền kinh tế và các hoạt động quân sự”, giới chuyên gia nhận định.
Theo Financial Times, khi Arab Saudi tăng nguồn cung, giá dầu toàn cầu có thể giảm, gây áp lực lên Nga, đặc biệt là trong bối cảnh lệnh trừng phạt và cuộc xung đột Nga - Ukraine tiếp tục leo thang. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường dầu mỏ có thể làm xói mòn thêm thị phần của Nga, thách thức khả năng phục hồi tài chính của nước này.
Giới chuyên gia cũng cho rằng, nguyên nhân là các nước khác tăng sản xuất. Trong khi, nhu cầu nhiên liệu tại Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới, lại yếu đi. Diễn biến này khiến OPEC+ hồi đầu tháng phải thông báo hoãn kế hoạch gia tăng sản xuất trong tháng 10 và 11.
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Arab Saudi cần giá quanh 100 USD để cân bằng ngân sách. Thái tử Mohammed bin Salman đang tìm nguồn vốn cho các siêu dự án nhằm cải tổ kinh tế quốc gia này.
Đây không phải lần đầu tiên quốc gia Trung Đông này tăng sản lượng để bảo vệ thị phần. Năm 2020, họ tham gia cuộc chiến giá dầu với Nga. Quan hệ hai bên xấu đi sau khi Moscow từ chối đề xuất giảm sản xuất và gia hạn thỏa thuận hạ sản lượng với OPEC. Đáp trả, Arab Saudi tuyên bố hạ giá bán dầu và tăng sản lượng. Cuộc chiến kéo dài khoảng 1 tháng, trước khi OPEC và Nga đạt thỏa thuận mới.
Trước đó, năm 2014, Arab Saudi cũng từ chối lời kêu gọi của các nước OPEC khác về việc giảm sản xuất để ghìm đà đi xuống của giá dầu. Việc này châm ngòi cho cuộc chiến thị phần giữa OPEC và các nước ngoài nhóm này, trong bối cảnh Mỹ tăng sản xuất dầu đá phiến.
Arab Saudi hiện đang cung cấp 8,9 triệu thùng/ngày, mức thấp nhất kể từ năm 2011, không tính đến thời điểm đại dịch Covid-19 và cuộc tấn công vào cơ sở tinh chế của công ty dầu khí Abqaiq vào năm 2019.
Theo kế hoạch bắt đầu dỡ bỏ các đợt cắt giảm sản lượng, Arab Saudi sẽ tăng sản lượng hàng tháng thêm 83.000 thùng/ngày mỗi tháng kể từ tháng 12/2024, sau đó tăng tổng sản lượng thêm 1 triệu thùng/ngày từ tháng 12/2025.