Trước tình trạng ô nhiễm nguồn nước, sụt giảm mạch nước ngầm và xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng, tỉnh Bạc Liêu đang đẩy mạnh các giải pháp nhằm đảm bảo nguồn nước sạch cho người dân. Mới đây, UBND tỉnh đã làm việc với Công ty CP Đầu tư và Phát triển Cửu Long về dự án đầu tư Nhà máy Xử lý nước mặt sinh hoạt, hứa hẹn mang đến giải pháp bền vững cho bài toán nước sạch tại địa phương.
Theo đề xuất của Công ty CP Đầu tư và Phát triển Cửu Long, nhà máy sẽ được xây dựng với công suất cấp nước lên đến 40.000 m3/ngày, sử dụng nguồn nước mặt và áp dụng công nghệ xử lý hiện đại để đảm bảo chất lượng nước đạt chuẩn quốc gia. Nước sạch sau xử lý sẽ được bán sỉ cho Công ty CP Cấp nước Bạc Liêu và Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bạc Liêu, phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân trên địa bàn.
Hiện nay, công ty đã hoàn thành khảo sát và tìm kiếm được các vị trí có nguồn nước mặt dồi dào, phù hợp với quy hoạch của tỉnh. Tuy nhiên, để dự án sớm được triển khai, công ty kiến nghị UBND tỉnh thống nhất phương án hợp tác, giá bán sỉ với các đơn vị cấp nước; đồng thời, thúc đẩy việc xây dựng khung giá nước mới, bao gồm cả nước mặt và nước ngầm, áp dụng cho cả khu vực đô thị và nông thôn.
Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu - ông Phạm Văn Thiều - nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án, đặc biệt trong bối cảnh nguồn nước ngầm đang bị suy giảm và ô nhiễm. Ông cho biết, việc xây dựng nhà máy xử lý nước mặt là giải pháp cấp thiết để đảm bảo nguồn nước sạch, ổn định đời sống và sức khỏe cho người dân.
Bạc Liêu phấn đấu đến năm 2025 có 80% hộ dân ở nông thôn được sử dụng nước sạch. Ảnh minh họa |
Chủ tịch UBND tỉnh cũng chỉ đạo các sở, ngành liên quan hỗ trợ tối đa cho nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án. Cụ thể, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ hướng dẫn thủ tục cấp chủ trương đầu tư, trong khi các sở, ngành, địa phương khác có trách nhiệm cung cấp thông tin cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư sớm triển khai dự án.
Dự án Nhà máy Xử lý nước mặt sinh hoạt được kỳ vọng sẽ góp phần giải quyết tình trạng khan hiếm nước sạch, đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt ngày càng tăng của người dân Bạc Liêu; nâng cao chất lượng cuộc sống; phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư, tạo việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh; bảo vệ môi trường khi giảm thiểu khai thác nước ngầm, góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên nước.
Được biết, Trung tâm Nước sạch & Vệ sinh Môi trường nông thôn tỉnh Bạc Liêu đang quản lý 116 công trình, trạm cấp nước sạch ở 49/49 xã trong tỉnh, phục vụ cho hơn 85.000 hộ dân ở nông thôn.
Theo kế hoạch trung hạn, tỉnh Bạc Liêu có 22 hạng mục công trình nước sạch, hiện đang được triển khai thi công và dự kiến cuối năm 2024, có 3 công trình đưa vào sử dụng. Phấn đấu đến năm 2025, đưa các công trình hoàn thành vào hoạt động nhằm nâng tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch nông thôn từ 73% lên 80%.
Đầu tư và xây dựng TNG: Từ ông lớn ngành nước đến những cuộc M&A đình đám (Bài 2) Tổng công ty Thăng Long (HNX: TTL) vừa công bố kết quả kinh doanh bán niên 2024 kém khả quan. Đây cũng là điều dễ ... |
Đầu tư và xây dựng TNG: Từ ông lớn ngành nước đến những cuộc M&A đình đám (Bài 3) Sau thương vụ mua gia tăng cổ phần Tổng Công ty Thăng Long (HNX: TTL) vào tháng 7/2022, đến tháng 10/2022, Đầu tư và Xây ... |
Ninh Thuận gỡ khó cho doanh nghiệp: Quyết liệt giải quyết vấn đề đất đai và phát triển dự án UBND tỉnh Ninh Thuận đã chỉ đạo giải quyết các khó khăn của doanh nghiệp liên quan đến đầu tư và đất đai. Tổ công ... |
Bùi Quý