4 yếu tố tác động tới thanh khoản
Chuyên gia Trần Thị Khánh Hiền cho rằng, thanh khoản của một cổ phiếu bất kỳ phụ thuộc vào bốn yếu tố cơ bản. Thứ nhất là quy mô doanh nghiệp và tỷ lệ tự do chuyển nhượng (Free-float ratio). Tỷ lệ tự do chuyển nhượng được tính trên số lượng cổ phiếu được giao dịch tự do trên thị trường trên tổng số cổ phiếu phát hành, đây là số lượng cổ phần không bị hạn chế bởi các cổ đông lớn, cổ đông sáng lập hoặc các cổ phiếu bị hạn chế giao dịch. Quy mô doanh nghiệp càng lớn, cũng như tỷ lệ tư do chuyển nhượng càng cao thì thanh khoản sẽ lớn.
Thứ hai là các yếu tố cơ bản của doanh nghiệp, cổ phiếu của các doanh nghiệp có công tác quản trị minh bạch, chiến lược phát triển rõ ràng, hoạt động kinh doanh tăng trưởng ổn định, tỷ lệ cổ tức cao luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư. Đây cũng là các cổ phiếu thường được các CTCK cấp tỷ lệ margin cao, do đó thanh khoản cũng ở mức cao.
Theo bà Trần Thị Khánh Hiền, Giám đốc Khối Nghiên cứu, Công ty Chứng khoán MB, tính thanh khoản của cổ phiếu đôi khi còn chịu tác động của các yếu tố mang tính thời điểm, mùa vụ hay chúng ta vẫn thường nói là “cổ phiếu có câu chuyện” |
Bên cạnh đó, theo bà Hiền, tính thanh khoản của cổ phiếu đôi khi còn chịu tác động của các yếu tố mang tính thời điểm, mùa vụ hay chúng ta vẫn thường nói là “cổ phiếu có câu chuyện”. Các yếu tố này bao gồm như chu kỳ tăng trưởng của ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp, các thông tin tác động tích cực đến kết quả kinh doanh, hay các kế hoạch M&A, mở rộng sản xuất kinh doanh,…Các yếu tố này sẽ thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong một khoảng thời gian nhất định.
Yếu tố cuối cùng, theo nữ chuyên gia này là hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR), tiếp xúc nhà đầu tư. Các doanh nghiệp có hoạt động công bố thông tin minh bạch, kịp thời và thường xuyên được dòng tiền trên thị trường tìm đến. Tính thanh khoản của cổ phiếu nhìn chung sẽ tác động đến hình ảnh của doanh nghiệp cũng như khả năng huy động vốn của doanh nghiệp đó trên sàn chứng khoán.
Theo bà Hiền, việc cải thiện thanh khoản của cổ phiếu phụ thuộc vào mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp đó. Bà nhận định, cổ phiếu có thanh khoản thấp chưa hẳn là một cổ phiếu không hấp dẫn và ngược lại. Tuy nhiên, để tăng thanh khoản cho cổ phiếu thì ngoài các giải pháp kỹ thuật như: chia tách cổ phiếu, tăng tỷ lệ tự do chuyển nhượng bằng cách tăng vốn, … thì doanh nghiệp cũng cần chú ý tăng cường các hoạt động IR và công bố thông tin để thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trên thị trường.
“Trước hết, tôi cho rằng việc khuyến khích các doanh nghiệp đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán thông qua các đợt IPO hoặc bán vốn ở các doanh nghiệp có quy mô lớn là rất quan trọng. Điều này không chỉ giúp tăng nguồn hàng hóa trên thị trường cũng như thu hút sự chú ý của dòng vốn của các nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần tăng tỷ lệ tự do chuyển nhượng cổ phiếu, cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh và quảng bá thương hiệu một cách hiệu quả. Việc công bố thông tin kịp thời, minh bạch cũng là yếu tố then chốt. Thường xuyên tổ chức các buổi gặp gỡ nhà đầu tư hoặc hội thảo sẽ giúp nhà đầu tư biết đến doanh nghiệp nhiều hơn và tạo sự tin tưởng. Những biện pháp này, nếu được thực hiện đồng bộ và hiệu quả, sẽ góp phần đáng kể vào việc tăng thanh khoản cho thị trường chứng khoán”, bà Trần Thị Khánh Hiền nói.
Trên thực tế, việc tạo dựng niềm tin có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nhà đầu tư cả trong ngắn hạn và dài hạn. Khi nhà đầu tư tin tưởng vào sự phát triển của doanh nghiệp, vào thị trường chứng khoán nói chung, họ sẽ mạnh dạn mua vào cổ phiếu. Điều này làm tăng cầu, thúc đẩy giao dịch và tăng thanh khoản cho cổ phiếu. Ngược lại, khi niềm tin bị suy giảm, nhà đầu tư có xu hướng bán ra cổ phiếu, dẫn đến dư cung, giảm cầu và thanh khoản thị trường sụt giảm.
Niềm tin không chỉ tác động đến nhà đầu tư hiện hữu mà còn thu hút thêm nhà đầu tư mới tham gia thị trường. Dòng tiền mới đổ vào sẽ làm tăng thanh khoản chung của thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua bán cổ phiếu. Sự thiếu niềm tin sẽ khiến nhà đầu tư e ngại, dòng tiền rút ra khỏi thị trường, thanh khoản suy giảm, gây khó khăn cho việc khớp lệnh, mua bán cổ phiếu.
Năm 2025, kỳ vọng vào chu kỳ tăng trưởng toàn diện của thị trường
Theo phân tích của bà Trần Thị Khánh Hiền, năm 2025 thực sự mang lại cảm nhận là một năm đánh dấu cho sự khởi đầu của kỷ nguyên mới đối với Việt Nam. Ở trong nước, các nỗ lực tinh gọn bộ máy đang được triển khai quyết liệt nhằm chuẩn bị cho một chu kỳ phát triển mạnh mẽ, nâng cao vị thế cạnh tranh chiến lược trong chuỗi giá trị toàn cầu. Trên thế giới, kinh tế toàn cầu nhìn chung tăng trưởng ổn định với lạm phát dần hạ nhiệt tạo dư địa cho Ngân hàng Trung ương các nước mạnh tay cắt giảm lãi suất.
Theo nhận định của chuyên gia, thanh khoản thị trường sẽ bắt đầu chuyển biến tích cực từ quý 2 khi thị trường đón nhận các thông tin tích cực hơn như kế hoạch kinh doanh 2025 của các doanh nghiệp niêm yết, hay triển vọng được nâng hạng thị trường |
Về mặt đầu tư, bà Hiền cho rằng kinh tế vĩ mô vững chắc, chính sách hỗ trợ tích cực, các nút thắt pháp lý được tháo gỡ, môi trường lãi suất thuận lợi kết hợp với yếu tăng trưởng lợi nhuận hoạt động kinh doanh sẽ là nền tảng vững chắc một chu kỳ tăng trưởng toàn diện của TTCK trong năm tới.
Tuy nhiên theo bà, khởi đầu của quý 1 năm nay sẽ vẫn có nhiều thách thức từ các yếu tố ngoại biên bao gồm: đồng USD vẫn đang duy trì vị thế mạnh mẽ tạo sức ép lên tỷ giá hay các dòng vốn đầu tư trên thị trường cũng đang chần chừ chờ đợi các chính sách mới của Tổng thống Donald Trump,… Vì vậy, rằng thanh khoản vẫn tiếp tục duy trì ở vùng thấp (thấp hơn mức 16 nghìn tỷ đồng mỗi phiên) trong quý. Thanh khoản thị trường sẽ bắt đầu chuyển biến tích cực từ quý 2 khi thị trường đón nhận các thông tin tích cực hơn như kế hoạch kinh doanh 2025 của các doanh nghiệp niêm yết, hay triển vọng được nâng hạng thị trường.
Tìm giải pháp tăng thanh khoản cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán LTS: Thanh khoản là "mạch máu" của thị trường chứng khoán, phản ánh sức sống và sự hấp dẫn của từng cổ phiếu. Năm 2024, ... |
Bài 2: Kinh doanh phát đạt, cổ phiếu Ô tô Trường Long vẫn 'tắc' thanh khoản Quan sát thị trường chứng khoán Việt Nam, không khó để thấy nhiều doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, trả cổ tức hấp dẫn nhưng ... |
Bài 3: Sơn Á Đông: Vốn tăng, thanh khoản "chìm", cổ tức trả đều như "vắt tranh" Công ty CP Sơn Á Đông (HOSE: ADP) là doanh nghiệp có tên tuổi trên thị trường khi nắm giữ lượng lớn thị phần toàn ... |
Bài 4: CLW của Cấp nước Chợ Lớn: Mã chứng khoán thường xuyên ‘trắng’ thanh khoản dù kinh doanh khởi sắc Công ty CP Cấp nước Chợ Lớn (HOSE: CLW) là một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp nước sạch tại TP.HCM, với ... |
Bài 5: Điện Miền Trung (SEB): Kinh doanh hiệu quả, cổ phiếu "ngủ đông" trên thị trường Công ty CP Đầu tư và Phát triện Điện Miền Trung (HNX: SEB) duy trì tỷ suất lợi nhuận ấn tượng và chính sách chia ... |
Bài 6: Thực phẩm Bích Chi: Làm ăn tốt, cổ phiếu vẫn không "hút" được dòng tiền Thực phẩm Bích Chi là doanh nghiệp thực phẩm chế biến hàng đầu tại Việt Nam, nổi bật với kết quả kinh doanh ổn định ... |
Bài 7: Giải bài toán thanh khoản cổ phiếu thấp, doanh nghiệp cần làm gì? TS. Trần Thăng Long, Giám đốc Trung tâm phân tích nghiên cứu, Công ty CP Chứng khoán BIDV (BSC) đã có những phân tích về ... |
Cao Thái