Giá xăng dầu hôm nay 21/8/2022: Một tuần đầy biến động | |
Dự báo giá xăng trong nước ngày mai (22/8) quay đầu tăng trở lại? | |
Giá xăng hôm nay 22/8/2022: Chấm dứt đà giảm? |
Sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15h hôm nay (22/8), mỗi lít xăng RON 95-III và E5 RON 92 vẫn ổn định ở mức giá như cách đây 10 ngày, lần lượt là 24.660 đồng và 23.720 đồng một lít. Như vậy, giá xăng trong nước đứt mạch đi xuống sau 5 kỳ giảm liên tiếp trong tháng 7.
Giá xăng giữ nguyên, dầu tăng (Ảnh minh họa) |
Trong khi đó, dầu diesel tăng 850 đồng một lít, lên mức 23.750 đồng. Mỗi lít dầu hoả cũng đắt thêm 730 đồng, có giá mới là 24.050 đồng. Riêng dầu mazut giữ nguyên giá bán, 16.540 đồng một kg như cách đây 10 ngày.
Ở kỳ điều hành hôm nay, cơ quan quản lý tiếp tục không chi sử dụng Quỹ bình ổn giá, đồng thời giảm mức trích vào quỹ này với các mặt hàng xăng, dầu. Cụ thể, mức trích vào quỹ với xăng E5 RON 92 là 451 đồng và RON 95-III là 493 đồng; 250 đồng với dầu diesel, 400 đồng với dầu hỏa và mazut là 641 đồng một kg.
Từ đầu năm đến nay, giá xăng trong nước đã qua 22 kỳ điều chỉnh, trong đó 12 lần tăng, 8 lần giảm và 1 lần giữ nguyên giá bán. So với cuối tháng 6, mỗi lít RON 95-III rẻ hơn khoảng 8.210 đồng; E5 RON 92 hạ 7.580 đồng; dầu diesel giảm hơn 6.200 đồng.
Giá xăng hiện đã trở lại ngưỡng ngang bằng cuối năm ngoái và tháng 1 đầu năm nay, tức trước thời điểm xảy ra xung đột Nga - Ukraine.
Tại dự thảo Luật Giá, Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định về lập và sử dụng quỹ bình ổn giá vì không còn phù hợp với thực tiễn công tác quản lý, điều tiết giá hiện nay, trong đó có Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Quỹ bình ổn giá xăng dầu là quỹ đặc thù, được thành lập trước khi có các quy định về quỹ bình ổn giá tại Luật giá (được quy định tại Nghị định 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, sau đó là Nghị định 83/2014/NĐ-CP, nay là Nghị định 95/2020/NĐ-CP) nên việc bỏ biện pháp lập Quỹ bình ổn giá tại Luật giá cũng không ảnh hưởng đến tính pháp lý Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Bộ Tài chính cho rằng: Thời điểm này là thích hợp để xem xét, đánh giá để bỏ công cụ Quỹ bình ổn giá xăng dầu để giá xăng dầu vận động theo đúng tín hiệu thị trường tại văn bản số 439/HHXDVN-VP của Hiệp hội xăng dầu Việt Nam. Bộ Công Thương cũng nhất trí xem xét, đánh giá để bỏ công cụ Quỹ bình ổn giá khi Nhà nước không điều tiết chi phí xây dựng thông qua giá cơ sở hoặc giá tham chiếu, hoàn toàn để các doanh nghiệp tự quyết định giá.
Thanh Hằng