Công ty CP Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên (HOSE: TNH) |
Mới đây, Công ty CP Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên (HOSE: TNH) đã thông qua mua hơn 10,7 triệu cổ phiếu của Công ty CP Bệnh viện TNH Lạng Sơn, tương ứng giá trị hơn 107 tỷ đồng qua đó tăng sở hữu từ 48% lên 62,5%.
Trong đó, TNH sẽ nộp 60 tỷ đồng tiền mua cổ phần được TNH chào bán cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ sở hữu hiện có là 48%; nộp 25,3 tỷ đồng mua cổ phần thay cho ông Nông Mạnh (sở hữu 20,25%) và 20,3 tỷ đồng mua mua cổ phần thay cho ông Đỗ Khôi Nguyên ( sỡ hữu 16,25%), cả 2 cá nhận trên đều nhận chuyển quyền ưu tiên mua cổ phần trong đợt chào bán; chuyển 1,5 tỷ đồng mua lại 150.000cổ phần hiện có của ông Nông Mạnh Tú tại TNH Lạng Sơn.
Công bố mua lại cổ phần Bệnh viên TNH Lạng Sơn |
Như vậy, hiện TNH đã trở thành công ty mẹ của bệnh viện này sau khi tăng tỷ lệ sở hữu từ 48% lên 62,5%, đồng nghĩa sẽ bắt đầu hợp nhất báo cáo tài chính sau khi mua xong. Thời gian thực hiện từ 21/12 đến 28/12.
TNH Lạng Sơn là pháp nhân đang triển khai dự án bệnh viện ở Lạng Sơn. Trước đó, ngày 20/07/2023, HĐQT TNH đã thông qua việc chuyển nhượng cho TNH Lạng Sơn toàn bộ quyền sử dụng diện tích hơn 9.363 m2 đất xây dựng cơ sở y tế, tại thửa đất số 205, tờ bản đồ số 51, địa chỉ tại khối 10, phường Tam Thanh, TP. Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn với giá hơn 54 tỷ đồng, để triển khai thực hiện dự án bệnh viện TNH Lạng Sơn.
Theo tìm hiểu, Công ty CP Bệnh viện TNH Lạng Sơn thành lập ngày 22/12/2022. Vốn điều lệ ban đầu 200 tỷ đồng, trong đó Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên nắm giữ 48% (tương đương đầu tư 96 tỷ đồng), còn lại ông Đỗ Khôi Nguyên và ông Nông Mạnh Tú mỗi người sở hữu 26%.
Giám đốc kiêm đại diện pháp luật là ông Hoàng Tuyền - Chủ tịch HĐQT kiêm đại diện pháp luật của Bệnh viên Quốc tế Thái Nguyên. Ngoài ra, ông Tuyên còn là đại diện pháp luật của Công ty CP Phát triển TNH Hà Nội.
Được biết, Bệnh viện TNH Lạng Sơn có công suất thiết kế 300 giường bệnh, xây dựng trên quy mô diện tích hơn 9.363 m2, tổng diện tích mặt bằng xây dựng khoảng 3.700 – 4.000 m2, mật độ xây dựng từ 39 – 42%, hệ số sử dụng đất khoảng 2 lần, tổng diện tích xây dựng khoảng 17.000 – 18.000 m2.
Vốn đầu tự dự kiến 570 tỷ đồng, tương đương suất đầu tư 1,9 tỷ đồng/giường bệnh, thời gian hoạt động 50 năm, dự kiến đầu tư xây dựng từ năm 2023 - 2027.
Liên quan đến cổ phiếu, vào hồi tháng 8, Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên vừa thông qua việc triển khai đồng thời phương án chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng cho cổ đông hiện hữu và trả cổ tức bằng cổ phiếu năm 2022. Thời gian thực hiện là sau khi ĐHĐCĐ thông qua và UBCKNN chấp thuận, dự kiến từ quý III-IV/2023.
Cụ thể, TNH muốn chào bán hơn 15,2 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cp, thấp hơn 58% giá chốt phiên 24/8 là 23.750 đồng/cp. Tỷ lệ thực hiện quyền là 100:15,856127.
Số tiền thu được từ đợt chào bán cổ phiếu (152 tỷ đồng) được công ty dùng để trả nợ vay các cá nhân, tổ chức tín dụng và bổ sung vốn lưu động. Trong đó, TNH dự kiến dùng 92 tỷ đồng trả nợ các cá nhân, trong đó trả nợ Chủ tịch HĐQT TNH - Hoàng Tuyên gần 36 tỷ đồng; trả nợ ngân hàng BIDV và MB 20 tỷ đồng. Số còn lại dùng để thanh toán tiền mua sắm hàng hoá, thuốc, vật tư…
Về việc trả cổ tức, TNH dự kiến phát hành hơn 14,3 triệu cổ phiếu trả cổ tức năm 2022 với tỷ lệ 15% (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận về 15 cổ phiếu mới), như kế hoạch ĐHĐCĐ thường niên 2023 đặt ra. Nguồn thực hiện lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối luỹ kế tại ngày 31/12/2022 trên BCTC năm 2022 đã được kiểm toán.
Sau đợt chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng và trả cổ tức bằng cổ phiếu, số cổ phiếu TNH dự kiến tăng từ 95,8 triệu lên 125,3 triệu.
Về tình hình kinh doanh, lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 418,8 tỷ đồng, tăng 23% so với năm trước.
Như vậy sau 9 tháng, Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên báo lãi trước thuế 120,5 tỷ đồng, tăng 19% so với thực hiện năm trước. Sau thuế, Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên thu về 110,7 tỷ đồng, tăng 12% so với năm trước. So với chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế đề ra tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2023, Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên đã thực hiện được 74% kế hoạch năm.
Tại ngày 30/9/2023, tổng tài sản của Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên ở mức 1.956,7 tỷ đồng, tăng 40% so với đầu năm. Trữ tiền ghi nhận 403,3 tỷ đồng, tăng 127% so với đầu năm. Các khoản phải thu ngắn hạn tăng 133% lên 240,9 tỷ đồng. Hàng tồn kho giảm nhẹ còn 14,3 tỷ đồng.
Thuyết minh báo cáo tài chính cho thấy, Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên đang trong quá trình xây dựng 2 dự án, bao gồm: Dự án bệnh viện Phụ sản – BV Quốc tế (gần 5 tỷ đồng), Dự án đầu tư xây dựng bệnh viện Việt Yên (360,5 tỷ đồng). Tổng chi phí xây dựng cơ bản dở dang là 365,4 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên còn thực hiện đầu tư vào Công ty CP Bệnh viện TNH Lạng Sơn 96 tỷ đồng.
Đầu tư Hải Phát (HPX) dự chi hơn 400 tỷ đồng ‘thâu tóm’ công ty bất động sản tại Hoà Bình Công ty CP Đầu tư Hải Phát muốn chi hơn 434 tỷ đồng thâu tóm một công ty, qua đó sở hữu tới 99,8% vốn ... |
Công ty con duy nhất của SBIC vẫn "ăn nên làm ra" giữa bối cảnh "cả họ" bên bờ vực phá sản Hiện nay, Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy đang sở hữu 90,08% vốn điều lệ của Công ty CP Đóng tàu Sông Cấm. |
Siba Group phát hành cổ phiếu tăng vốn chưa đầy 1 tháng chào sàn HOSE Mới đây, Công CP Tập đoàn Cơ khí Công nghệ cao Siba (Siba Group, HoSE: SBG) đã thông báo chốt danh sách lấy ý kiến ... |
Tiểu Vy