Bất chấp các ngân hàng liên tục giảm lãi suất tiết kiệm trong thời gian qua, dòng tiền vẫn tập trung mạnh ở kênh gửi tiết kiệm trước nhu cầu vay vốn sụt giảm. |
Ngày 14/9, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam - Agribank đã phải tiến hành điều chỉnh giảm mạnh lãi suất tiết kiệm.
Cụ thể, Agribank đã phải tiến hành giảm 0,2 - 0,3 điểm % lãi suất huy động tại nhiều kỳ hạn. Đối với kỳ hạn 1 tháng, Agribank vẫn giữ nguyên việc duy trì lãi suất tiền gửi ở mức 3%/năm. Tuy nhiên đối với kỳ hạn 3 tháng, khách hàng sẽ chỉ còn nhận được lãi suất là 3,5%/năm, tương đương với việc giảm 0,3 điểm % so với lần điều chỉnh gần đây nhất.
Với kỳ hạn 6 tháng, lãi suất giảm 0,2 điểm, tức còn 5,5%/năm. Ở kỳ hạn 12 tháng, lãi suất giảm xuống còn 5,5%/năm, thấp hơn 0,3 điểm so với lần điều chỉnh gần nhất; đối với kỳ hạn 13 tháng - 24 tháng, hiện vẫn được ngân hàng giữ nguyên lãi suất ở mức 5,5%/năm.
Cùng với Agribank, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank cũng tiến hành điều chỉnh giảm mạnh lãi suất tiết kiệm từ ngày 14/9. Theo đó, với hình thức gửi tiền tiết kiệm tại quầy, lãi suất cao nhất hiện taji của Vietcombank là 5,5%, giảm 0,3 điểm % so với lần điều chỉnh gần nhất, được áp dụng tại các kỳ hạn 12 tháng trở lên.
Mức lãi suất huy động cao nhất cũng được giảm từ 5,8%/năm xuống còn 5,5%/năm và được áp dụng tại các kỳ hạn 12 tháng, 24 tháng.
Ngân hàng cũng đã áp dụng mức lãi suất tiền gửi kỳ hạn 6 tháng - 9 tháng tại quầy là 4,5%/năm, giảm 0,2%.
Mức lãi suất tiết kiệm được ngân hàng Vietcombank áp dụng cho khách hàng tại các kỳ hạn 3 tháng là 3,5%, sau khi giảm 0,3% và giữ nguyên 3,0%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng.Đối với hình thức tiết kiệm trực tuyến, lãi suất kỳ hạn 12 tháng và 24 tháng của ngân hàng cũng giảm 0,3 điểm % xuống 5,5%/năm. Lãi suất kỳ hạn 6 tháng và 9 tháng là 4,5%/năm, giảm 0,2 điểm %.
Trước đó, ngày 7/9, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV đã điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi dành cho các khách hàng cá nhân và cả khách hàng doanh nghiệp. Sau điều chỉnh, nhìn chung khung lãi suất mới đối với khách hàng cá nhân giảm 0,3 - 0,5 điểm % so với trước kia rơi vào khoản 3 - 5,8%/năm, nhận lãi vào cuối kỳ.
Trong đó, hai kỳ hạn 1 tháng và 2 tháng có mức lãi suất là 3%/năm. Còn mức lãi suất được niêm yết cho các khoản tiền gửi có kỳ hạn 3 - 5 tháng cùng giảm 0,3 điểm % về mức 3,8%/năm.
Cùng thời điểm khảo sát, BIDV áp dụng lãi suất cho hai kỳ hạn 6 tháng và 9 tháng là 4,7%/năm, giảm 0,3 điểm %.
Tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng trở lên được huy động lãi suất ở mức 5,8%/năm - mức lãi suất ngân hàng BIDV cao nhất khi bước sang tháng mới, giảm 0,5 điểm %.
Cùng lúc, mức lãi suất 0,1%/năm vẫn được áp dụng cho các khoản tiền gửi không kỳ hạn.
Ở tuần đầu tiên của tháng 9, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Vietinbank đã công bố khung lãi suất tiết kiệm trong khoảng 3 - 5,8%/năm, nhận lãi cuối kỳ.
Cụ thể hơn, mức lãi suất tiền gửi dành cho các kỳ hạn 1 - dưới 3 tháng về mức 3%/năm, giảm 0,1 điểm %.
Sau khi giảm 0,3 điểm %, lãi suất được áp dụng cho khách hàng gửi tiền tại các kỳ hạn từ 3 tháng đến dưới 6 tháng còn 3,8%/năm.
Lãi suất ngân hàng VietinBank được áp dụng cho các kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng cùng giảm 0,3 điểm % còn 4,7%/năm.
Bên cạnh đó, 5,8%/năm là mức lãi suất được triển khai dành khách hàng cá nhân khi gửi tiền với kỳ hạn từ 12 tháng trở lên sau khi giảm 0,5 điểm %.
Cùng lúc, khách hàng gửi tiền không kỳ hạn được hưởng lãi suất là 0,1%/năm. Các khoản tiền có kỳ hạn dưới 1 tháng được niêm yết lãi suất ở mức 0,2%/năm. Theo đó, ngân hàng vẫn giữ nguyên mức lãi suất đối với các kỳ hạn này so với tháng trước.
Theo thống kê của Công ty Chứng khoán VNDirect, tháng 8/2023, lãi suất huy động bình quân kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại đã giảm 0,5 điểm % so với cuối tháng 7 về mức 5,9%/năm (giảm gần 2 điểm % so với đầu năm 2023).
Tuy nhiên, bất chấp các ngân hàng liên tục giảm lãi suất tiết kiệm trong thời gian qua, dòng tiền vẫn tập trung mạnh ở kênh gửi tiết kiệm trước nhu cầu vay vốn sụt giảm.
Theo thống kê mới nhất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tiền gửi tiết kiệm của dân cư đến cuối tháng 6 đạt 6,38 triệu tỷ đồng, tăng 8,82% so với cuối năm 2022, tiếp tục tăng kể từ tháng 10/2022.
So với tháng 5/2023, tiền gửi của dân cư vào hệ thống ngân hàng tăng thêm 35.341 tỷ đồng; còn nếu đặt cạnh thời điểm cuối năm 2022, số tiền gửi tiết kiệm vào ngân hàng đã tăng thêm hơn 429.000 tỷ đồng.
Trái ngược với dòng tiền người dân gửi vào ngân hàng liên tục tăng, dòng tiền cho vay của các ngân hàng lại chậm lại khiến tăng trưởng tín dụng thấp nhất 10 năm trở lại đây.
Cụ thể, số liệu cập nhật mới nhất của NHNN cho thấy đến cuối tháng 8, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế mới đạt khoảng 12,56 triệu tỷ đồng, tăng 5,3% so với cuối năm ngoái (cùng kỳ năm 2022 tăng 9,87%). Nhu cầu vay giảm, huy động vốn vẫn tăng khiến các ngân hàng thương mại tồn kho một lượng tiền rất lớn. Toàn hệ thống còn khoảng 9% để tăng trưởng tín dụng, tương đương 1 triệu tỷ đồng.
Hiện lãi suất trong xu hướng giảm nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng đáp ứng đủ điều kiện vay ngân hàng bởi tài sản đảm bảo không đủ, kinh doanh thua lỗ, cơ cấu nợ, điều chỉnh trả nợ để được vay tiếp hoặc không quản lý được dòng tiền.
Do đó, ngân hàng không đủ cơ sở đảm bảo để cho vay tiếp. Để thúc đẩy tín dụng, trong bối cảnh nhu cầu vốn của doanh nghiệp chưa cao, nhiều ngân hàng thương mại đã đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân nhưng cũng không đơn giản do vướng nhiều quy định.
Thêm một “ông lớn” trong nhóm Big4 giảm lãi suất huy động từ hôm nay (14/9) Sau Vietcombank, Agribank là “ông lớn” tiếp theo trong nhóm Big4 hạ lãi suất tiết kiệm xuống còn 5,5%/năm cho kỳ hạn từ 12 tháng ... |
Liên tục nhận dòng vốn ngoại, OCB tiếp sức doanh nghiệp SME Nhận khoản vay 100 triệu USD từ Tổ chức tài chính quốc tế (IFC), thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới (World Bank), Ngân ... |
Chuyên gia: Chính sách tiền tệ đang đi đúng hướng và lãi suất vẫn còn dư địa giảm Theo chuyên gia, hiện lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi giảm tương đối nhiều, dự báo còn tiếp tục đi xuống. Lãi ... |
Trúc Thanh