Phó Thủ tướng Lê Minh Khái họp tháo gỡ khó khăn, cơ cấu lại Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam | |
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần qua |
Theo báo cáo từ Tổng cục Thống kê,chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2023 giảm 0,34% so với tháng trước. So với tháng 12/2022 CPI tăng 0,39% và so với cùng kỳ năm trước tăng 2,81%. Bình quân 4 tháng đầu năm 2023, CPI tăng 3,84% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 4,9%.
CPI tháng 4 giảm 0,34% so với tháng trước. Ảnh minh hoạ |
Tổng cục Thống kê đánh giá, việc giá thực phẩm giảm do nguồn cung dồi dào, học phí tại một số địa phương được điều chỉnh theo Nghị quyết số 165/NQ-CP là những nguyên nhân chính làm CPI giảm trong tháng 4.
Trong đó, có 7 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm, gồm: Nhóm giáo dục có mức giảm mạnh nhất với 1,3%; Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,83%; Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,45%; Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,38%; Nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,14%; Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình giảm 0,08%; Nhóm may mặc, mũ nón và giày dép giảm 0,08%.
Nguồn: Tổng cục Thống kê |
Bốn nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, gồm: Nhóm giao thông tăng 0,43% (làm CPI chung tăng 0,04 điểm %; Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,35%; Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,12%; Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng nhẹ 0,02%.
Số liệu từ Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, lạm phát cơ bản tháng 4/2023 tăng 0,13% so với tháng trước, tăng 4,56% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 4 tháng đầu năm 2023, lạm phát cơ bản tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2022, cao hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3,84%).
Nguyên nhân chủ yếu do bình quân giá xăng dầu trong nước 4 tháng đầu năm 2023 giảm 12,22% so với cùng kỳ năm trước, giá gas giảm 6,73% là yếu tố kiềm chế tốc độ tăng của CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.
Hoàng Quyên (t/h)